Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tuần 10 cơ bản

Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức - Tuần 10 có đáp án

Nằm trong bộ bài tập cuối tuần môn tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức, Phiếu bài tập tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 có đáp án bao gồm nhiều dạng bài tập tiếng Việt khác nhau được biên tập bám sát chương trình SGK tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức giúp các em học sinh ôn tập kiến thức tiếng Việt trọng tâm tuần 10 hiệu quả.

I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM

BÀ TÔI

(Trích)

Bữa ăn bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới. Bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cho tôi. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau. Mùa hè bà bảo là phải quạt một chút cho mát, mùa rét thì bà bảo bà phải nghỉ một tí cho đỡ mệt rồi bà mới ăn. Bà ăn rất ít, thường thì chỉ hai lưng, một lưng cơm, một miếng cháy. Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy. Có khi bà chỉ cần chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa.

Hàng ngày chỉ có tôi và bà tôi là ở gần nhau và hay chuyện trò với nhau nhiều nhất. Tôi đi học một buổi, về lại quanh quẩn nhặt rau, lấy muối giúp bà, xâu kim cho bà vá quần áo. Khi ngồi khâu, bà hay kể cho tôi nghe bao nhiêu là truyện: Truyện Kiều, truyện Nhị Độ Mai… những truyện vần, bà thường thuộc từ đầu đến cuối.

Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”…

Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 2005

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu):

1. Khi ăn cơm, bà thường ngồi ở đâu?

A. ngồi phía trong

B. ngồi đầu nồi để xới cơm

C. ngồi giữa

2. Vì sao bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cháu?

A. Vì bát cơm trên thường cứng, cơm sau sẽ mềm dẻo hơn.

B. Vì bà muốn ăn trước cho xong nhanh để đi làm việc khác.

C. Bà xới ra trước để nguội cơm bà mới ăn.

3. Những chi tiết nào cho thấy bà ăn ít và ăn rất đơn giản?

A. Bà chỉ ăn một lưng cơm, một miếng cháy.

B. Bà chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa.

C. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau.

4. Câu “Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy.” cho ta thấy điều gì?

………………………………………………………………………………………………………

5. Nội dung đoạn 2 cho em biết điều gì?

A. Bạn nhỏ rất chăm chỉ làm việc nhà.

B. Bà thuộc rất nhiều thơ vần.

C. Bạn nhỏ rất yêu thương bà và luôn quấn quýt bên bà.

III. LUYỆN TẬP

6. Điền iêu/ươu vào chỗ chấm và thêm dấu thanh (nếu có) để tạo từ:

liêu x ……….

con kh ………

h ………… thảo

ốc b …………

k ……. ngạo

cái s ……………

7. Xếp các từ im đậm trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Suốt những năm thơ ấu, tôi thường ngủ cạnh bà. Tôi còn nhớ là bà nằm rất ít chỗ, có khi bà chỉ nằm nghiêng suốt đêm bên lề cái phản hẹp, còn tôi thì vùng vẫy, xoay xở gần hết cả phản. Khi ấy tôi cũng không hiểu là do bà tôi bé nhỏ hay là bà quen nằm hẹp như vậy.

- Từ ngữ chỉ hoạt động: ..............................................................………….

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: ......................................................................……

8. Đặt 2 câu với hai từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 7:

....................................................................................................................

9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu khiến:

a. Bà ơi, sao bà ăn ít thế ạ?

b. Bà ơi, bà ăn thêm cơm nữa đi!

c. Bà nấu ăn ngon quá!

Đáp án:

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu):

1. Khi ăn cơm, bà thường ngồi ở đâu?

B. ngồi đầu nồi để xới cơm

2. Vì sao bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cháu?

A. Vì bát cơm trên thường cứng, cơm sau sẽ mềm dẻo hơn.

3. Những chi tiết nào cho thấy bà ăn ít và ăn rất đơn giản?

A. Bà chỉ ăn một lưng cơm, một miếng cháy.

B. Bà chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa.

4. Câu “Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy.” cho ta thấy điều gì?

Bà rất yêu thương đứa cháu nhỏ của mình

5. Nội dung đoạn 2 cho em biết điều gì?

C. Bạn nhỏ rất yêu thương bà và luôn quấn quýt bên bà.

II. LUYỆN TẬP

6. Điền iêu/ươuvào chỗ chấm và thêm dấu thanh (nếu có) để tạo từ:

liêu xiêu

con khiếu

hiếu thảo

ốc bươu

kiêu ngạo

cái siêu

7. Xếp các từ im đậm trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Suốt những năm thơ ấu, tôi thường ngủ cạnh bà. Tôi còn nhớ là bà nằm rất ít chỗ, có khi bà chỉ nằm nghiêng suốt đêm bên lề cái phản hẹp, còn tôi thì vùng vẫy, xoay xở gần hết cả phản. Khi ấy tôi cũng không hiểu là do bà tôi bé nhỏ hay là bà quen nằm hẹp như vậy.

- Từ ngữ chỉ hoạt động:ngủ, nhớ, nằm, vùng vẫy, xoay xở

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: ít, nghiêng, hẹp, bé nhỏ

8. Đặt 2 câu với hai từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 7:

Bà ngoại tôi thường ăn rất ít

Con đường đến trường của tôi rất hẹp

9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu khiến:

b. Bà ơi, bà ăn thêm cơm nữa đi!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt - Kết nối

    Xem thêm