Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tuần 5 cơ bản
Phiếu bài tập cuối tuần tiếng Việt 3 Kết nối tri thức cơ bản - Tuần 5 có đáp án
Phiếu bài tập tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tuần 5 cơ bản có đáp án bao gồm nhiều dạng bài tập tiếng Việt như: Luyện đọc diễn cảm; Đọc hiểu văn bản và Luyện tập được biên tập bám sát chương trình SGK tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức giúp các em ôn tập kiến thức tiếng Việt 3 Tuần 5 hiệu quả.
I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM
NGÀY KHAI TRƯỜNG
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội
Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng
Nhìn các thầy, các cô
Ai cũng như trẻ lại
Sân trường vàng nắng mới
Lá cờ bay như reo
Từng nhóm đứng đo nhau
Thấy bạn nào cũng lớn
Năm xưa bé tí teo
Giờ lớp ba, lớp bốn
Tiếng trống trường gióng giả
Năm học mới đến rồi
Chúng em đi vào lớp
Khăn quàng bay đỏ tươi.
Nguyễn Bùi Vợi
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu):
1. Vì sao bạn nhỏ nói ngày khai trường “vui như hội”? (chọn nhiều ý)
A. vì được gặp lại bạn bè, thầy cô sau ba tháng nghỉ hè
B. vì được mặc quần áo mới
C. vì được tham gia nhiều trò chơi hay
2. Khổ thơ thứ hai cho em biết điều gì?
A. Niềm vui của các bạn học sinh khi có cặp sách mới.
B. Niềm vui của tác giả khi được gặp lại các bạn của mình.
C. Các bạn học sinh rất hiếu động.
3. Trong khổ thơ thứ tư, các bạn làm gì khi gặp lại nhau?
A. đo xem ai cao hơn, ai chóng lớn
B. kể cho nhau nghe những chuyện vui trong hè
C. thấy có bạn vẫn bé tí teo
4. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối thúc giục các bạn học sinh bước vào năm học mới với cảm xúc như thế nào?
A. phấn khởi, háo hức B. lo lắng C. bồn chồn
5. Nội dung của bài thơ "Ngày khai trường" là:
A. Niềm trăn trở của học sinh trong ngày khai trường.
C. Niềm băn khoăn của học sinh trong ngày khai trường.
D. Niềm vui sướng của học sinh trong ngày khai trường.
III. LUYỆN TẬP
6. Nối song/xong để tạo từ thích hợp:
Song | Xong |
hành
| xuôi | ca
| chuyện
| hỷ
| song
| cửa
| việc |
7. Sắp xếp các từ sau vào 3 nhóm tương ứng:
thật thà, trắng tinh, hài hước, thấp bé, vui vẻ, cân đối, ngoan ngoãn, vuông vắn, mũm mĩm, hiền hậu, đanh đá, vàng tươi, keo kiệt, béo, nâu, đen, xanh biếc, cao lớn, xanh dương, tròn xoe, đo đỏ, đỏ tươi, tím biếc, trắng ngần, lùn, gầy gò
Từ chỉ hình dáng | Từ chỉ màu sắc | Từ chỉ tính tình |
……………………… ……………………… ………………………… | ……………………… ……………………… ……………………… | ……………………… ……………………… ……………………… |
8. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong mỗi câu văn dưới đây:
a) Cây bỏng lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh hồng hồng nhỏ xíu, xinh ơi là xinh!
b) Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhành cành khô xơ xác trên nền trời xám xịt.
9. Tìm trong bài thơ “Ngày khai trường”:
a) 6 từ ngữ chỉ đặc điểm: .......................................................................................
b) 6 từ ngữ chỉ hoạt động: ........................................................................……..
10. Đặt 2 câu với các từ chỉ đặc điểm em tìm được ở bài tập 8:
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Đáp án:
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu):
1. Vì sao bạn nhỏ nói ngày khai trường “vui như hội”? (chọn nhiều ý)
A. vì được gặp lại bạn bè, thầy cô sau ba tháng nghỉ hè
B. vì được mặc quần áo mới
2. Khổ thơ thứ hai cho em biết điều gì?
B. Niềm vui của tác giả khi được gặp lại các bạn của mình.
3. Trong khổ thơ thứ tư, các bạn làm gì khi gặp lại nhau?
A. đo xem ai cao hơn, ai chóng lớn
4. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối thúc giục các bạn học sinh bước vào năm học mới với cảm xúc như thế nào?
A. phấn khởi, háo hức
5. Nội dung của bài thơ "Ngày khai trường" là:
D. Niềm vui sướng của học sinh trong ngày khai trường.
6. Nối song/xong để tạo từ thích hợp:
Song: Song hành; Song ca; Song hỷ; Song song; Song cửa
Xong: Xong xuôi; xong chuyện; xong việc
7. Sắp xếp các từ sau vào 3 nhóm tương ứng:
Từ chỉ hình dáng | Từ chỉ màu sắc | Từ chỉ tính tình |
thấp bé, cân đối, vuông vắn, mũm mĩm, béo, cao lớn, tròn xoe, lùn, gầy gò | trắng tinh, vàng tươi, nâu, đen, xanh biếc, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, tím biếc, trắng ngần, | thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, |
8. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong mỗi câu văn dưới đây:
a) Cây bỏng lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh hồng hồng nhỏ xíu, xinh ơi là xinh!
b) Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhành cành khô xơ xác trên nền trời xám xịt.
9. Tìm trong bài thơ “Ngày khai trường”:
a) 6 từ ngữ chỉ đặc điểm: .......trong xanh, mới, vui, hớn hở, trẻ, vàng...........
b) 6 từ ngữ chỉ hoạt động: .........mặc; đi; gặp; cười; ôm; nhìn; đo; ..........
10. Đặt 2 câu với các từ chỉ đặc điểm em tìm được ở bài tập 8:
Ví dụ:
Quyển sách của tớ rất dày.
Cánh đồng lúa trơ trụi sau khi thu hoạch.