Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Hóa 9 Chương 1: Các hợp chất vô cơ Có đáp án

Trắc nghiệm Hóa 9 Chương 1 là tài liệu tham khảo hữu ích do VnDoc biên soạn, hỗ trợ quá trình ôn tập, củng cố lý thuyết bài và ôn luyện nâng cao kết quả học tập môn Hóa lớp 9. Với 10 câu hỏi trắc nghiệm trong bài, hy vọng giúp các em luyện tập một cách thành thạo các dạng câu hỏi.

>> Mời các bạn tham khảo đề thi giữa học kì 1 hóa 9 năm 2021 mới nhất tại:

1. Bài tập trắc nghiệm Hóa 9 chương 1

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit axit?

A. SO2, Na2O, N2O5

B. SO2, CO, N2O5

C. SO2, CO2, P2O5

D. SO2, K2O, CO2

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ

A. CO2, CaO, K2O

B. CaO, K2O, Li2O

C. SO2, BaO, MgO

D. FeO, CO, CuO

Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2

B. FeO, CaO, MgO

C. CO2, CaO, BaO

D. MgO, CaO, NO

Câu 4. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?

A. CO2, Na2O, SO3

B. N2O, BaO, CO2

C. N2O5, P2O5, CO2

D. CuO, CO2, Na2O

Câu 5. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?

A. CaO, CuO, SO3, Na2O

B. CaO, N2O5, K2O, CuO

C. Na2O, BaO, N2O, FeO

D. SO3, CO2, BaO, CaO

Câu 6. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 7. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

A. 0,1M

B. 1M

C. 0,2M

D. 2M

Câu 8. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. FeO

C. CaO

D. ZnO

Câu 9. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được vơi H2O tạo thành dung dịch bazơ?

A. 1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10. Cho các oxit sau: K2O, CO, SO2, CaO, CO2, Al2O3. Số cặp chất tác dụng được với nhau?

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 11. Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2 và O2, có thể dùng chất nào dưới đây?

A. Ca(OH)2

B. CaCl2

C. NaHSO3

D. H2SO4

Câu 12. Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước

A. SO3

B. SO2

C. CuO

D. P2O5

Câu 13. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO

A. H2O

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaCl

D. CO2

Câu 14. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?

A. Na2SO3 và HCl

B. Na2SO3 và Ca(OH)2

C. S và O2 (đốt S)

D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 15. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Ag, Fe, Mg

B. Fe, Cu, Al

C. Al, Mg, Zn

D. Zn, Cu, Mg

Câu 16. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. BaO

B. Al

C. K2O

D. NaOH

Câu 17. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy?

A. Cu(OH)2 không tan

B. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch không màu.

C. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra

D. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch có màu xanh lam.

Câu 18. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?

A. HCl, KCl

B. HCl và Ca(OH)2

C. H2SO4 và BaO

D. NaOH và H2SO4

Câu 19. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Mg, KOH, CuO, CaCO3

B. NaOH, Zn, MgO, Ag

C. Cu, KOH, CaCl2, CaO

D. Mg, KOH, CO2, CaCO3

Câu 20. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Zn

B. Mg và Ag

C. Na và Mg

D. Zn và Cu

Câu 21. Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?

A. H2O

B. HCl

C. Na2O

D. CO2

Câu 22. Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O?

A. Na

B. Fe

C. Cu

D. Ba

Câu 23. Dãy chất nào dưới đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. BaO, CuO, Cu, Fe2O3

B. Fe, NaOH, BaCl2, BaO

C. Cu, NaOH, Cu(OH)2, Na2O

D. P2O5, NaOH, Cu(OH)2, Ag

Câu 24. Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc nguội

A. Cu

B. Al

C. Mg

D. Zn

Câu 25. Muối pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?

A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axit

B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước

C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axit

D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước

Câu 26. Cho biết hiện tượng của phản ứng sau: Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ.

A. Kim loại đồng không tan.

B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra.

C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu có khí màu hắc thoát ra.

D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.

Câu 27. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng?

A. Mg, Cu(OH)2, CuO, FeO

B. NaOH, Zn, MgO, Pt

C. Au, KOH, CaCl2, CaO

D. Mg, KOH, P2O5, CaCO3

Câu 28. Khi nhỏ từ từ axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng đường, thấy:

A. Sinh ra chất rắn màu đen, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.

B. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu.

C. Sinh ra chất rắn màu đen và hơi nước ở thành ống nghiệm.

D. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.

Câu 29. Chất nào dưới đây không dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg

B. Mg(OH)2

C. MgO

D. Cu

Câu 30. Dãy dung dịch nào dưới đây không làm quỳ tím đổi thành màu xanh là:

A. NaOH, KOH, Cu(OH)2

B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2

C. KOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2

D. Cu(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2

Câu 31. Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây

A. Tác dụng với oxit bazơ

B. Tác dụng với axit

C. Tác dụng với dung dịch oxit axit

D. Bị nhiệt phân hủy

Câu 32. Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2?

A. CO2, HCl, Na2O, CaCO3

B. SO2, HCl, Ca(HCO3)2, NaCl

C. SO2, HCl, BaO, CO2

D. SO2, P2O5, HCl, Na2CO3

Câu 33. Dãy chất gồm bazơ không bị nhiệt phân hủy là?

A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2

B. KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2

C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2, KOH

D. KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2

Câu 34. Dãy gồm bazơ tan trong nước là:

A. NaOH, Ca(OH)2, KOH và Cu(OH)2

B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2

C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2 và KOH

D. NaOH, KOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2

Câu 35. Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu: Na2CO3, Ca(OH)2 và NaOH. Chỉ dùng 1 chất nào sau đây có thể nhận ra dung dịch trong mỗi lọ?

A. Mg

B. HCl

C. CaO

D. NaCl

Câu 36. Dẫn từ từ 1,12 lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được muối

A. Na2CO3

B. Na2CO3 và NaHCO3

C. NaHCO3

D. NaHCO3, CO2

Câu 37. Cặp chất có thể tồn tại được trong cùng một dung dịch là:

A. NaCl và NaOH

B. KOH và H2SO4

C. Ca(OH)2 và HCl

D. NaOH và FeCl2

Câu 38. Dãy gồm chất tác dụng được với dung dịch CuCl2

A. NaOH, K2SO4 và Zn

B. NaOH, AgNO3 và Zn

C. K2SO4, KOH và Fe

D. HCl, Zn và AgNO3

Câu 39. Cặp chất nào dưới đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch

A. HCl và AgNO3

B. NaOH và CuCl2

C. H2SO4, BaCl2

D. NaNO3 và KCl

Câu 40. Thuốc thử dùng để phân biệt 2 dung dịch Na2SO4 và Na2SO3 là?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch PbCl2

D. Dung dịch Ba(NO3)2

Câu 41. Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là

A. SO2, CuO, CO2

B. MgO, Al2O3, ZnO

C. CO2, BaO, CuO

D. P2O5, SO3, Al2O3

Câu 42. Cặp chất khi phản ứng không tạo ra chất kết tủa.

A. Na2CO3 và HCl

B. AgNO3 và BaCl2

C. K2SO4 và BaCl2

D. BaCO3 và HCl

Câu 43. Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là

A. (NH4)2SO4

B. NH4NO3

C. CO(NH2)2

D. NH4Cl

Câu 44. Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là

A. KCl, NH4Cl, (NH4)2SO4 và Ca(H2PO4)2

B. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2 và Ca(H2PO4)2

C. K2SO4, NH4NO3, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2

D. KNO3, NH4Cl, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2

Câu 45. Nguyên tố có tác dụng kích thích bộ rễ ở thực vật là

A. N

B. C

C. P

D. K

Câu 46. Cách nào sau đây không tạo ra phân bón kép

A. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra KNO3

B. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra (NH4)2HPO4

C. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra (NH4)2SO4

D. Trộn hỗn hợp NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl

Câu 47. Một người làm vườn đã dùng 1kg ure CO(NH2)2 để bón rau. Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho rau là:

A. 466,7 gam

B. 233,3 gam

C. 4667 gam

D. 2333 gam

Câu 48. NaOH không được tạo thành trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Cho kim loại Na tác dụng với H2O

B. Cho oxit kim loại Na2O tác dụng với H2O

C. Cho Na2O tác dụng với dung dịch HCl

D. Cho Na2SO4 tác dụng với Ba(OH)2

Câu 49. Cho các chất: SO2, NaOH, MgCO3, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 50. Thí nghiệm nào dưới đây không tạo ra muối

A. Cho bột CuO tác dụng với dung dịch HCl

B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl

C. Cho muối NaCl tác dụng với AgNO3

D. Cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng

Câu 51. Thuốc thử dùng để nhận biết 4 chất: HNO3, Ba(OH)2, NaCl, NaNO3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là:

A. Dùng quì tím và dung dịch Ba(NO3)2.

B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3.

C. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3.

D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch Ba(NO3)2.

Câu 52. Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là:

A. 44,8 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 22,4 lít

Câu 53. Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 2,5 lít

B. 0,25 lít

C.3,5 lít

D. 1,5 lít

Câu 54. Khi cho 500ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là:

A. 250 ml

B. 400 ml

C. 500 ml

D. 125 ml

Câu 55. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 61,9% và 38,1%

B. 63% và 37%

C. 61,5% và 38,5%

D. 65% và 35%

Câu 56. Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là:

A. 100 ml

B. 200 ml

C. 300 ml

D. 400 ml

Câu 57. Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:

A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO

B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl

Câu 58. Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?

A. NH4NO3

B. NH4Cl

C. (NH4)2SO4

D. (NH2)2CO

Câu 59. Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:

A. NaOH

B. Ba(OH)2

C. AgNO3

D. BaCl2

Câu 60. Để nhận biết dung dịch NH4NO3, Ca3(PO4)2, KCl người ta dùng dung dịch:

A. NaOH

B. Ba(OH)2

C. KOH

D. Na2CO3

Câu 61. Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:

FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

A. 98 kg

B. 49 kg

C. 48 kg

D. 96 kg

Câu 62: Cho a gam FeO tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 200ml dung dịch FeSO4 1M. Giá trị của a là:

A. 14,4 gam

B. 7,2 gam

C. 28,8 gam

D. 20,6 gam

Câu 63: Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm: Mg, Al, Zn trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoàn tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị V là:

A. 3,6 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 0,896 lít

Câu 64: Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO và FeCO3 vào V lít dung dịch HCl 0,4M thấy thoát ra hỗn hợp khí B có tỉ khối B có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5 và tạo thành 31,75 gam muối clorua. Thành phần % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu.

A. 12,96%

B. 33,33%

C. 53,71%

D. 87,04%

Câu 65. Để trung hòa tan dung dịch chứa 16 gam NaOH cần 100 gam dung dịch H2SO4. Nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã dùng là:

A. 19,6%

B. 16,9%

C. 32,9%

D. 39,2%

Câu 66. Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:

A. 1M

B. 0,1 M

C. 2M

D. 0,2M

Câu 67. Hòa tan 4 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu, Mg tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 2M. Thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp là:

A. 40% và 60%

B. 70% và 30%

C. 50% và 50%

D. 75% và 25%

Câu 68. Cho 40 gam hỗn hợp Na2O và CuO tác dụng hết với 6,72 lít SO2 (đktc). Sau phản ứng thấy thu được một chất rắn không tan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 2 oxit trong hỗn hợp lần lượt là

A. 46,5% và 53,5%

B. 53,5% và 46,5%

C. 23,25% và 76,75%

D. 76,75% và 23,25%

Câu 69. Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị bằng số của x là

A. 24,75 gam

B. 48,15 gam

C. 64,2 gam

D. 32,1 gam

Câu 70. Cho 400ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 400ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là

A. 4,48 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 6,72 lít

2. Đáp án - Hướng dẫn giải bài tập

2.1. Phần đáp án trắc nghiệm hóa 9 chương 1

1 C2 B3 B4 C5 D6 B7 B8 C9 D10 B
11 A12 D13 A14 B15 C16 A17 D18 A19 A20 D
21 D22 B23 B24 B25 B26 D27 A28 A29 A30 D
31 A32 D33 C34 D35 C36 C37 A38 B39 D40 A
41 B42 D43 C44 A45 C46 C47 A48 C49 D50 D
51 C52 B53 B54 D55 A56 B57 C58 D59 C60 B
61 A62 B63 A64 B65 B66 A67 B68 A69 D70 A

2.2. Hướng dẫn giải chi tiết trắc nghiệm hóa 9 chương 1

Câu  52. 

nMg = mMg : MMg = 4,8 : 24 = 0,2mol

PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

1mol          2mol                 1mol

0,2mol                            ? mol

VH2 = nH2 . 22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48l

Câu 53.

nMgCO3 = mMgCO3 : MMgCO3 = 21: (24 + 12 + 48) = 0,25mol

PTHH: MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2

1mo         2mol

0,25mol ? mol

nHC l= 0,25/21=0,5mol

VHCl = nHCl : CM HCl = 0,5 : 2 = 0,25l

Câu 54

nNaOH = VNaOH .CM NaOH= 0,5 . 1 = 0,5mol

PTHH: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

2 mol 1 mol

0,5 mol ? mol

VH2SO4 = nH2SO4 : C H2SO4 = 0,25 : 2 = 0,125l = 125ml

Câu 55. 

Ta có thể thấy ở đề bài cho: Chỉ có Zn phản ứng với H2SO4 loãng, Cu không phản ứng.

nH2 = 0,1 mol

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

0,1 ← 0,1 mol

=> mCu = 10,5 – m­Zn = 10,5 – 0,1.65 = 4 gam

%mZn = 6,5/10,5 . 100% = 61,9%;

%mCu = 38,1%

Câu 56. 

nNa = mNa : MNa = 4,6 : 23 = 0,2 mol

Phương trình hóa học

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2mol 2mol

0,2 mol ? mol

nNaOH = 0,2.2/2 = 0,2mol.

Phương trình hóa học:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

1 mol 1 mol

0,2 mol ? mol

nHCl = 0,2.1/1 = 0,2 mol.

VHCl = nHCl: CMHCl = 0,2 : 1 = 0,2 ít = 200ml

Câu 61. 

nFeS2 = 60/120 = 0,5 kmol

FeS2 → 2SO2→ 2SO3 → 2H2SO4

0,5 → 1 1 1 kmol

mH2SO4 = 1.98 = 98 kg

vậy 60kg FeS2 sản xuất được 98 kg H2SO4

Câu 63. 

Ta có sơ đồ chuyển hoá:

Mg, Zn, Al → O2 + MgO, ZnO, Al2O3

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

MgO, ZnO, Al2O3 → HCl + MgCl2, ZnCl2 , AlCl3

Ta có khối lượng O2 đã phản ứng: mO2 = 40,6 - 26,2 = 14,4 (g)

Vậy khối lượng oxi trong hỗn hợp oxit là 14,4 gam.

Toàn bộ lượng oxi trong oxit đã chuyển vào H2O nên ta có

mO (H2O) = 14,4 (g)

Cứ 1 mol H2O thì chứa 1 mol nguyên tử O ⇒ nH2O = nO = 14,4 : 16 = 0,9 mol

Từ phương trình ta có:

nHCl = 2nH2O = 2.0,9 = 1,8 mol

⇒ VHCl = 1,8/0,5 = 3,6l

Câu 64. 

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

Giải thích các bước giải:

nFeCl2 = 0,25 (mol)

Gọi nFe = x

nFeO = y

nFeCO3 = z

Ta có (2x + 44z)/(x + z)=30 <=>−28x + 14z = 0

Bảo toàn Fe :x + y + z = 0,25

56x + 72y + 116z = 21,6

x + y + z = 0,25

−28x + 14z = 0

%mFe = (0,05.56)/21,6.100% = 12,9%

%mFeO= (0,1.72)/21,6.100% = 33,3%

=> %mFeCO3 = mFeCO3 = 100% - 33,3% - 12,9 = 53,8%

Câu 67.

nHCl = 0,05.2 = 0,1 (mol)

Cu không tác dụng với dung dịch HCl.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

nMg = 1/2nHCl =1/2.0,1=0,05 (mol)

mMg =0,05.24 = 1,2 (g)

%mMg = 1,24.100% = 30%

%mCu = 100% − 30% = 70%

Câu 68. 

Phương trình phản ứng hóa học

Na2O + SO2 → Na2SO3

nNa2O = nSO2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

=>% mNa2O= (0,3.62)/40.100% = 46,5%

⇒%mCuO= 53,5%

Câu 69. 

nFe2O3 = 0,15mol

Phương trình nhiệt phân

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Tỉ lệ 2 1

Pứ ?mol 0,15 mol

Từ phương trình => nFe(OH)3 = 2.nFe2O3 = 0,3 mol

mFe(OH)3 = nFe(OH)3.MFe(OH)3 = 0,3.(56 + 3 + 16.3) = 32,1 gam

Câu 70.

nKOH = 0,4.1 = 0,4 mol

nH2SO4= 0,4.1 =0,4 mol

Phương trình phản ứng:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

nH2SO4dư = 0,4 − 0,5.0,4 = 0,2 mol

nH2SO4 dư = 0,4 − 0,5.0,4 = 0,2 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

nH2 = nH2SO4 = 0,2 mol

VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 (l)

.............................

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Bài tập trắc nghiệm hóa 9 chương 1: Các hợp chất vô cơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm