Bài tập xác định tên nguyên tố kim loại hóa học 11

Bài tập xác định tên nguyên tố kim loại hóa học 11 đưa ra một số phương pháp giải bài tập xác định tên kim loại, có kèm theo các bài luyện tập, giúp các bạn học sinh nắm bắt kiếm thức và tự học hiệu quả hơn. Chúc các bạn học tập tốt bộ môn này.

I. Cơ sở lý thuyết  xác định tên nguyên tố kim loại

Phương pháp giải: Do những kim loại khác nhau có khối lượng mol khác nhau nên để xác định tên nguyên tố kim loại người ta thường dựa vào khối lượng mol của nó.

Lưu ý:

1. Nếu 2 kim loại thuộc cùng một phân nhóm chính và ở 2 chu kì liên tiếp nhau thì gọi R là kim loại tương đương rồi đi tìm khối lượng nguyên tử trung bình của 2 kim loại trên và sử dụng bảng HTTH để xác định tên của 2 kim loại đó.

2. Đối với các kim loại nhiều hóa trị

(VD như Fe, Cr) thì khi tác dụng với các chất có độ mạnh về tính OXH khác nhau nhiều thì thường thể hiện các hoá trị khác nhau, vì vậy khi viết PTPƯ ta phải đặt cho nó những hoá trị khác nhau.

VD: R + nHCl → RCln + n/2 H2

2R + mCl2 → 2RClm

3. Nên chú ý đến việc sử dụng phương pháp tăng giảm khối lương và định luật bảo toàn electron: "Tổng số mol electron cho đi bằng tổng số mol electron nhận vào" để rút ngắn thời gian giải toán.

II. Bài tập minh họa xác định tên nguyên tố kim loại

Bài 1: Cho 12 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2l lit khí (đktc). Xác định kim loại hoá trị II?

Hướng dẫn giải

Gọi kim loại hoá trị II là R

R + H2SO4 → RSO4 + H2

Số mol H2 = 11,2/22,4 = 0,5 (mol)

Từ pt => số mol R = số mol H2 = 0,5 (mol)

Ta có: MR = mR/nR = 12/0,5 = 24

Vậy kim loại cần tìm là Mg

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 1,44 gam kim loại R hoá trị II vào 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M thấy có khí thoát ra. Để trung hoà lượng axit dư phải dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định R?

Hướng dẫn giải

R + H2SO4 → RSO4 + H2 (1)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (2)

Số mol NaOH = 0,06.0,5 = 0,03 (mol)

Số mol H2SO4 bđ = 0,3 .0,25 = 0,075 (mol)

Từ pt (2) => số mol H2SO4 (pt2) = Số mol NaOH/2 = 0,015 (mol)

=> số mol H2SO4 (pt 1) = số mol H2SO4 bđ – số mol H2SO4 (pt2) = 0,075 – 0,015 = 0,06 (mol)

Từ pt (1) => số mol R = số mol H2SO4 (pt 1) = 0,06 (mol)

=> MR = mR/nR = 1,44/0,06 = 24

Vậy kim loại R là Mg

Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 13 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lit khí (đktc). Xác định kim loại M?

Hướng dẫn giải

Với bài toán không cho hoá trị kim loại, ta biện luận: hoá trị kim loại là 1,2 hoặc 3

Gọi hoá trị của kim loại M là x

2M + xH2SO4 → M2(SO4)x + xH2

Số mol H2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol)

Từ pt => số mol M = 0,2.2/x = 0,4 /x ( mol) Ta có: MM = m/n = 13x/0,4 = 32,5x

Biện luận:

Hóa trị M123
M32,5 (loại)65 (nhận)97,5 (loại)

Vậy kim loại M là kẽm (M = 65, hoá trị 2)

Bài 4. Cho 0,05 mol muối CaX2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 18,8 gam kết tủa. Công thức phân tử của muối?

Hướng dẫn giải bài tập 

CaX2 + AgNO3 → 2AgX + Ca(NO3)2

0,05        0,05

Từ pthh ta có: nAgX = 2nCaX2 = 2.0,05 = 0,1 mol

MAgX = 18,8/0,1 = 188

=>108 + MX = 188

=> MX = 80 => M là Brom

Bài 5: M là kim loại thuộc nhóm IIA.Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5.

1. Tìm kim loại M

2. Tính % thể tích các khí trong A.

Hướng dẫn giải bài tập

Gọi số mol các chất trong hỗn hợp đầu: M = a mol; MCO3 = b mol.

M + 2HCl → MCl2 + H2 (1)

a                              a (mol)

MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 + H2O (2)

b                                      b (mol)

Số mol H2 = 4,48/22,4 = 0,2 nên: a + b = 0,2 (3)

MA = 11,52 .2 = 23 nên hay 2a + 44b = 4,6 (4)

Theo bài: Ma + (M + 60)b = 10,8 (5)

Từ (3), (4), (5) ta tìm được: a = 0,1 mol; b = 0,1 mol; M = 24 (Mg).

%VH2 = 50%; %VCO2 = 50%.

Bài 6: Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M.

Hướng dẫn giải bài tập

Gọi số mol oxit MO = x mol.

MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

x          x              x mol

Ta có: (M + 16)x = a

Khối lượng dung dịch axit H2SO4 ban đầu = 98x.100/17,5 = 560x (gam)

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = a + 560x = (M + 16)x + 560x

𝑚𝑐𝑡 𝑀𝑆𝑂4 = (M + 96)x

Theo bài: C% (MSO4) = 20% nên: (M+96)x/(M+16).x + 560x = 20/100

=> M = 24 => M là Mg

III.  Bài tập xác định tên nguyên tố kim loại 

1. Câu hỏi trắc nghiệm 

Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 2 gam kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl và sau đó cô cạn dung dịch người ta thu được 5,55 gam muối khan. Kim loại nhóm IIA là:

A. Be.

B. Ba.

C. Ca.

D. Mg.

Xem đáp án
Đáp án C

Gọi kim loại là M;

Gọi số mol của H2 là a ta có: nH2 = a → nHCl = 2a

Phương trình hóa học

M + 2HCl → MCl2 + H2

BTKL: mKL + mHCl = mmuối + mH2 → 2 + 2a. 36,5 = 5,55 + 2a → 0,05 mol

→ M = 2 : 0,05 = 40 (Ca)

Bài 2. Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị 2 thu được 1,96 gam chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng là:

A. FeCO3.

B. BaCO3.

C. MgCO3.

D. CaCO3.

Xem đáp án
Đáp án D

mCO2 = mmuối - mchất rắn = 3,5 - 1,96 = 1,54 gam

=> nCO2 = 1,54/44 = 0,035

MCO3 → MO + CO2

0,035    0,035

Mmuối = 3,5: 0,035 = 100 = M + 60 => M=40 Ca

Bài 3. Hoà tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kìềm vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại hoà tan là:

A. Li.

B. K.

C. Na.

D. Rb.

Xem đáp án
Đáp án C

X + H2O → XOH + 1/2H2

XOH + HCl → XCl + H2O

=> nHCl = nXOH = nX = 0,025 mol

=> MX = 23g (Na)

Bài 4. Lượng khí clo sinh ra khi cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 6,96 gam MnO2 đã oxi hoá kim loại M (thuộc nhóm IIA), tạo ra 7,6 gam muối khan. Kim loại M là:

A. Ba.

B. Mg.

C. Ca.

D. Be.

Xem đáp án
Đáp án B

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)

M + Cl2 → MCl2 (2)

nMnO2 = 0,08 (mol)

Từ (1) và (2)

nMnO2 = nCl2 = nMCl2 = 0,08 (mol)

MMCl2 = 7,6/0,08 = 95

=>MM = 95 - 71 = 24

Vậy M là Mg

Bài 5. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là:

A. Mg.

B. Al.

C. Zn.

D. Fe.

Xem đáp án
Đáp án D

Gọi n là số oxi hóa của kim loại trong muối.

Ta có: mmuối = mkl + mSO42−

→ mSO42− = 6,84 − 2,52 = 4,32 gam

→nSO42−=0,045 mol

→ ne trao đổi= 2nSO42−=0,09 mol

Ta có: M → Mn++ne

0,09/n ← 0,09  mol

→MM = m/n = 2,52/(0,09/n) = 28n

Với n = 1 → MM = 28

Với n = 2 → MM = 56(Fe)

Với n = 3 → MM = 84

Vậy kim loại đó là Sắt (Fe).

Bài 6. Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là:

A. Al.

B. Mg.

C. Zn.

D. Fe.

Xem đáp án
Đáp án B

Bài 7: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là

A. Zn.

B. Fe.

C. Ni.

D. Al.

Xem đáp án
Đáp án B

Bài 8. Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định kim loại M?

A. Al.

B. Fe.

C. Zn.

D. Mg.

Xem đáp án
Đáp án C

Bài 9. Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là

A. NaCl.

B. CaCl2.

C. KCl.

D. MgCl2.

Xem đáp án
Đáp án C

Bài 10. Cho 19,2 gam kim loại (M) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại (M) là:

A. Cu.

B. Zn.

C. Fe.

D. Mg.

Xem đáp án
Đáp án

Bài 11: Đốt một kim loại trong bình chứa khí Clo thu được 32,5 gam muối, đồng thời thể tích khí Clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Kim loại đem đốt là:

A. Mg

B. Al

C. Fe

D. Cu

Xem đáp án
Đáp án C

2. Câu hỏi tự luận 

Bài 12: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một kim loại R hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 1,12 lít khí SO2 (đktc). Xác định tên của R.

Đáp án: Cu

Bài 13: Hòa tan 1,35 gam một kim loại R bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2. Xác định tên của R, biết tỉ khối của X so với H2 bằng 21.

Đáp án: Al

Bài 14: Có 15,06 gam một hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại R (hóa tị không đổi) được chia thành 2 phần bằng nhau.

  • Phần 1: Hòa tan hết với dung dịch HCl thu được 3,696 lít khí đktc.
  • Phần 2: Hòa tan hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,36 lít (đktc) một khí không màu hóa nâu ngoài không khí duy nhất. Tìm R.

Đáp án: Al

Bài 15: Khử 3,48 gam một oxit của kim loại R cần 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại tạo thành được cho tan hết trong dung dịch HCl thu đượ 1,008 lít H2 (đktc). Tìm kim loại R và oxit của nó.

Đáp án: Kim loại Fe, oxit Fe3O4

Bài 16: Cho 10,5 gam hỗn hợp gồm bột Al và một kim loại kiềm R vào H2O, sau phản ứng thu được dung dịch A và 5,6 lít khí (đktc). Cho ttừ từ dung dịch HCl vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa là lớn nhất. Lọc lấy kết tủa, sấy khô, cân được 7,8 gam. Xác định R.

Đáp án: K

Bài 17: Hòa tan 4,95 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe và R (có hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thu được 4,032 lít khí H2 (đktc). Mặt khác nếu cũng hòa tan một lượng hỗn hợp kim loại trên bằng dung dịch HNO3 dư th được 1,344 lít hỗn hợp khí B gồm NO và N2O có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20,25. Xác định R.

Đáp án: Al

Bài 18: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại R trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỷ lệ thể tích 3:1. Xác định R.

Đáp án: Cu

Bài 19: Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại R có hóa trị không đổi, tỷ lệ số mol của R và Fe trong hỗn hợp là 1:3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết trong dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với khí Clo thì cần dùng 12,32 lít khí Clo. Xác định R.

Đáp án: Mg

Bài 20: Hòa tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch A(không có khí thoát ra). Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được 2,24 lít khí (đktc) và 23,2g kết tủa. Xác định M.

A. Fe

B. Mg

C. Al

D. Ca

Bài 21: Cho 17 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm đứng kế nhau trong nhóm IA tác dụng hết với H2O thu được 6.72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y.

a) Xác định tên của hai kim loại trên.

b) Tính thể tích dung dich HCl 2M cần dùng để trung hòa hết dung dịch Y

Đáp án: Na, 300ml

Bài 22: Cho 7,2 gam muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng thu được khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Tìm công thức của hai muối cacbonat ban đầu.

Đáp án: MgCO3, BeCO3

Bài 23: Cho 7,505 gam hợp kim gồm hai kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít khí H2, đồng thời còn 1,005 gam kim loại không tan. Hòa tan lượmg kim loại còn lại này trong dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thu được 112ml SO2. Các khí đo ở đktc. Xác định tên của hai kim loại trong hợp kim.

Đáp số: Zn và Hg

Bài 24: Hòa Tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp gam muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II trong dung dịch HCl thu được khí B. Cho toàn bộ khí B tác dụng hết với 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,015M thu được 4 gam kết tủa. Hai kim loại đó là:

A. Mg,Ca

B. Ca,Ba

C. Be,Mg

D. A và C đều đúng.

Bài 25: Hòa tan hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại này là:

A. Be, Mg

B. Mg, Ca

C. Ca, Sr

D. Sr, Ba

..........................................

Để xem và tải trọn bộ nội dung tài liệu ấn link TẢI VỀ phía dưới

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập về xác định tên kim loại, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
32 57.176
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm