Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bảng lương mới của giáo viên Trung học cơ sở 2024

Bảng lương mới của giáo viên Trung học cơ sở năm 2021, cách tính lương giáo viên Trung học cơ sở mới nhất theo quy định như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây.

1. Bảng lương giáo viên THCS từ ngày 20/03/2021

Đơn vị: 1000 đồng

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

1

Giáo viên THCS hạng I

Hệ số

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương

6.556

7.063

7.569

8.076

8.582

9.089

9.596

10.102

2

Giáo viên THCS hạng II

Hệ số

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

3

Giáo viên THCS hạng III

Hệ số

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.487

3.978

4.470

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.420

2. Cách tính lương giáo viên THCS năm 2021

Tiền lương của giáo viên THCS bao gồm mức lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp khác (nếu có). Theo đó, mức lương và các khoản phụ cấp đối với giáo viên THCS được tính theo công thức sau:

a. Tính mức lương

Mức lương từ 20/3/2021 = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

– Mức lương cơ sở hiện nay thực hiện theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể là 1.490.000 đồng/tháng.

– Hệ số lương hiện hưởng: Từ ngày 20/3/2021 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đề cập ở trên.

b. Tính mức phụ cấp

Tùy các khoản phụ cấp khác nhau (phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thu hút,…) mà công thức tính phụ cấp đó sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp = [Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x [Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định]

– Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Trong đó: Mức lương cơ sở hiện nay thực hiện theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể là 1.490.000 đồng/tháng.

Theo quy định trên, từ 20/3/2021, giáo viên THCS sẽ có thay đổi về lương và mã số chức danh nghề nghiệp.

* Tiêu chuẩn giáo viên THCS hạng III

Điều 3 Thông tư 03 quy định về tiêu chuẩn giáo viên THCS hạng III như sau:

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục THCS;

- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;

- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưỏng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (đối với giáo viên THCS mới được tuyển dụng vào giáo viên THCS hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THCS;

- Nắm vững kiến thức của môn học được phân công giảng dạy; có khả năng xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh…

- Có khả năng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh; lồng ghép các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp vào trong hoạt động dạy học và giáo dục…

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Lưu ý: Giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.12) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc cho đến khi nghỉ hưu.

* Tiêu chuẩn giáo viên THCS hạng II

Tiêu chuẩn giáo viên THCS hạng II được quy định tại Điều 4 quy định như sau:

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên THCS hạng III, giáo viên THCS hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THCS và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao…

- Chủ động nghiên cứu và có khả năng cập nhật kịp thời các yêu cầu mới về chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng vận dụng sáng tạo, phù hợp, có hiệu quả các hình thức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng II và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;

- Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở; hoặc được nhận bằng khen, giấy khen từ cấp huyện trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từ cấp trường trở lên, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;

- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng…

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư này, nếu giáo viên THCS hiện đang giữ hạng II (mã số V.07.04.11) chưa đạt các tiêu chuẩn trên thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32).

Sau đó, khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng (khoản 1 Điều 9).

* Tiêu chuẩn giáo viên THCS hạng I

Điều 5 Thông tư 03 quy định về tiêu chuẩn giáo viên THCS hạng I như sau:

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên THCS hạng II, giáo viên THCS hạng I phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THCS vào nhiệm vụ được giao…

- Có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ…

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng I và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;

- Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;

- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.30) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 7, giáo viên THCS đang giữ hạng I (mã số V.07.04.10) chưa đạt các tiêu chuẩn này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31).

3. Bậc lương giáo viên THCS mới nhất

Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

– Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

– Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.

Quy định chuyển tiếp:

Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung chi tiết của Bảng lương mới của giáo viên Trung học cơ sở 2021. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm