Tại các ốc đảo, nơi có nguồn nước lộ ra, người dân trồng cây ăn quả (cam, chanh và đặc biệt là cây chà là) và một số cây lương thực (lúa mạch,… ) trên những mảnh ruộng nhỏ. Do nguồn nước và thức ăn khan hiếm, đàn gia súc (dê, lạc đà,… ) được di chuyển từ nơi này đến nơi khác (chăn nuôi du mục). Để vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên hoang mạc, người ta dùng sức của lạc đà
Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát triển; do đó, nhiều vùng hoang mạc đã thay đổi. Hoạt động du lịch cũng đem lại nguồn thu lớn cho người dân nơi đây.
Tuy vậy, biến đổi khí hậu và việc khai thác thiên nhiên không hợp lí của con người khiến diện tích hoang mạc ở châu Phi ngày càng mở rộng. Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống lại tình trạng hoang mạc hóa,…