Cách ghi giấy khen theo Thông tư 22
Cách ghi giấy khen theo Thông tư 22 là cách viết giấy khen cho học sinh tiểu học dành cho giáo viên để nhận xét động viên những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập.
Cách ghi giấy khen theo Thông tư 22
1. Nội dung khen thưởng học sinh theo Thông tư 22
Thông thường vào giữa học kỳ và cuối học kỳ sẽ đánh giá học theo theo các mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành cho từng môn học. Còn tiêu chí xếp loại về năng lực, phẩm chất gồm 3 mức: Tốt, đạt, cần cố gắng.
Các bài kiểm tra cũng được điều chỉnh, thiết kế theo 4 mức thay vì 3 như trước đây để đánh giá, phân loại học sinh chính xác hơn. Còn khen thưởng cuối năm chia thành 2 hạng mục:
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: Kết quả đánh giá các môn học đạt “Hoàn thành tốt”, các năng lực, phẩm chất đạt “Tốt”, bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận.
2. Cách ghi giấy khen theo Thông tư 22
Theo Thông tư 22, nội dung ghi trong giấy khen cũng khác rất nhiều. Đó là khen từng môn, từng mặt như Toán, Tiếng Việt, Khoa học.... thậm chí là sự phấn đấu vượt trội trong rèn luyện.
Việc khen thưởng theo khả năng và sở trường của mỗi em. Học sinh tiểu học sẽ được xếp loại theo từng môn học, từng hoạt động giáo dục. Học lực của học sinh mới chỉ là một phần trong sự trưởng thành của các em suốt năm học. Do vậy, việc khen thưởng theo danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến đã không còn phù hợp nữa. Dưới đây là 1 số cách viết giấy khen cho học sinh Tiểu học:
- “Học sinh tiêu biểu”
- “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”
- “Nổi bật về phát triển phẩm chất”
- “Hoàn thành tốt các môn tiểu học và phát triển năng lực phẩm chất”
- “Đạt thành tích nổi trội trong học tập”
- “Đạt thành tích trong rèn luyện và học tập”
- “Đạt thành tích về phẩm chất, năng lực”
- “Đạt thành tích nổi bật về môn…”.
- “Con hoàn thành tốt các môn về Mỹ thuật và Đạo đức”
- “Con có thành tích vượt trội về môn Toán, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Mỹ Thuật”
- “Con đạt thành tích nổi trội vượt bậc môn Toán”…
Ngoài giấy khen, thêm hình thức “thư khen”
Bên cạnh giấy khen, quy định mới về giá học sinh tiểu học bổ sung hình thức “thư khen” trong hoạt động khen thưởng học sinh. Theo Bộ GD-ĐT, hình thức này nhằm động viên kịp thời những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt, tạo thêm động lực cho các em.
Hình thức viết trên giấy khen vào cuối năm học được ghi theo danh hiệu đạt được nên tạo thuận lợi cho giáo viên và khắc phục một số hạn chế hiện nay. Mời các thầy cô cùng xem các mẫu thư khen ngợi học sinh như sau:
Thư khen ngợi mẫu 1
Thư khen ngợi mẫu 2
Thư khen ngợi mẫu 3
Thư khen ngợi mẫu 4
Thư khen ngợi mẫu 5
Thư khen ngợi mẫu 6
Thư khen ngợi mẫu 7
Thư khen ngợi mẫu 8
Thư khen ngợi mẫu 9
Thư khen ngợi mẫu 10
- Sổ chủ nhiệm lớp 1 theo Thông tư 28
- Mẫu học bạ mới theo Thông tư 27
- Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 27
- Bảng ghi tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo Thông tư 27
- Tổng hợp điểm mới về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27
- Quy định đánh giá học sinh tiểu học
3. Điều kiện để được khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi theo Thông tư 22?
Về khen thưởng cuối năm, việc khen thưởng học sinh theo thông tư 22 được thực hiện theo Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT và chia thành hai hạng mục:
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt “Hoàn thành tốt”, các năng lực, phẩm chất đạt “Tốt”, bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận.
Như vậy, để được khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi theo Thông tư 22 mới thì học sinh phải có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.