Cách vẽ hình chiếu cạnh của hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

VnDoc xin giới thiệu bài Cách vẽ hình chiếu cạnh của hình chiếu đứng và hình chiếu bằng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Cách vẽ hình chiếu cạnh của hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Câu hỏi: Cách vẽ hình chiếu cạnh của hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Lời giải:

Các bước tiến hành:

Bướᴄ 1: Quan ѕát ᴠật thể, phân tíᴄh hình dạng ᴠà ᴄhọn hướng ᴄhiếu ᴠuông góᴄ ᴠới ᴄáᴄ bề mặt ᴄủa ᴠật thể để biểu diễn hình dạng ᴠật thể

Bướᴄ 2: Chọn tỉ lệ thíᴄh hợp ᴠới khổ giấу A4 ᴠà kíᴄh thướᴄ ᴄủa ᴠật thể. Bố trí ba hình ᴄhiếu ᴄân đối trên bản ᴠẽ theo ᴄáᴄ hình ᴄhữ nhật bao ngoài hình ᴄhiếu bằng nét liền mảnh

Bướᴄ 3: Lần lượt ᴠẽ bằng nét liền mảnh từng phần ᴄủa ᴠật thể ᴠới ᴄáᴄ đường gióng giữa ᴄáᴄ hình ᴄhiếu ᴄủa từng phần

Bướᴄ 4: Tô đậm ᴄáᴄ nét thấу, đường bao thấу ᴄủa ᴠật thể trên hình ᴄhiếu, dùng nét đứt biểu diễn ᴄáᴄ ᴄạnh khuất, đường bao khuất

Bướᴄ 5: Kẻ ᴄáᴄ đường gióng, đường ghi kíᴄh thướᴄ ᴠà ᴄon ѕố kíᴄh thướᴄ trên ᴄáᴄ hình ᴄhiếu

I. Khái niệm về hình chiếu

- Mặt phẳng chiếu là mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể

- Điểm A trên vật thể có hình chiếu là điểm A’

- Tia sáng đi từ nguồn sáng S qua điểm A xuống điểm chiếu A’, gọi là tia chiếu SAA’

=> Khái niệm: Hình chiếu của vật thể bao gồm tập hợp các điểm chiếu của vật thể trên mặt phẳng chiếu

- Có 3 phép chiếu là:

+ Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát tại một điểm (Tâm chiếu).

+ Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau.

+ Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

* Lưu ý: Phép chiếu vuông góc là quan trọng nhất dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc

II. Các hình chiếu vuông góc

1. Các mặt phẳng chiếu

- Để diễn tả vật thể được chính xác ta lần lượt chiếu vuông góc vật thể lên các mặt phẳng chiếu. Vật thể được đặt giữa mắt người quan sát và mặt phẳng hình chiếu tương ứng. Hình chiếu của vật thể là hình nhận được bằng cách chiếu vuông góc các đường bao, các cạnh (nếu có) thuộc bộ mặt của vật thể lên mặt phẳng hình chiếu tương ứng.

- Theo TCVN 5-7 qui định dùng 6 mặt phẳng của một hình hộp chữ nhật làm 6 mặt phẳng hình chiếu cơ bản.

- Các đường bao, cạnh thấy được thể hiện bằng nét đậm. Các đường bao khuất, cạnh khuất thể hiện bằng nét đứt. Trên hình 10 thể hiện các hình chiếu trên các mặt phẳng chiếu:

+ 1. Hình chiếu có hướng từ trước tới (hình chiếu đứng, hình chiếu chính), mặt phẳng 1 là mặt chính diện hay mặt phẳng chiếu đứng.

+ 2. Hình chiếu từ trên xuống (hình chiếu bằng), mặt phẳng 2 gọi là mặt nằm ngang hay mặt phẳng chiếu bằng.

+ 3. Hình chiếu có hướng từ trái (hình chiếu cạnh), mặt phẳng 3 gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

+ 4. Hình chiếu có hướng từ phải.

+ 5. Hình chiếu có hướng từ dưới lên.

+ 6. Hình chiếu từ sau ra phía trước.

- Trong chương trình lớp 8 ta chỉ nói đến 3 hình chiếu trong 3 mặt phẳng chiếu:

+ Hình chiếu đứng trong mặt phẳng chiếu đứng (1).

+ Hình chiếu bằng trong mặt phẳng chiếu bằng (2).

+ Hình chiếu cạnh trong mặt phẳng chiếu cạnh (3).

- Cách bố trí các hình chiếu như trên gọi là cách bố trí hình chiếu ở góc tư thứ nhất.

2. Các hình chiếu

- Các dạng hình chiếu gồm:

+ Hình chiếu đứng: Hướng chiếu nhìn từ trước tới

+ Hình chiếu bằng: Hướng chiếu nhìn từ trên xuống

+ Hình chiếu cạnh: Hướng chiếu nhìn từ trái sang

- Các phép chiếu gồm:

+ Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu đồng quy, cùng xuất phát tại một điểm

+ Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song nhau.

+ Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu vuông góc mặt phẳng chiếu. Đây chính là phép chiếu quan trọng nhất để vẽ hình chiếu vuông góc.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Cách vẽ hình chiếu cạnh của hình chiếu đứng và hình chiếu bằng. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 216
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 8

    Xem thêm