Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Báo cáo thực hành vật liệu cơ khí

Báo cáo thực hành vật liệu cơ khí được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

I. Chuẩn bị

- Vật liệu:

+ 1 đoạn dây đồng, dây nhôm, dây thép và 1 thanh nhựa có đường kính ở 4mm.

+ 1 bộ tiêu bản vật liệu gồm: gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm, cao su, chất dẻo.

- Dụng cụ:

+ 1 chiếc búa nguội nhỏ;

+ 1 chiếc đe nhỏ.

+ 1 chiếc dũa nhỏ.

II. Nội dung và trình tự thực hành

1. Phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại

a) Quan sát bên ngoài các mẫu vật liệu để nhận biết vật liệu kim loại và phi kim loại

- Quan sát màu sắc các mẫu.

- Quan sát mặt gãy.

- Ước lượng khối lượng.

b) So sánh tính cứng và tính dẻo

- Chọn 1 thanh nhựa và 1 thanh thép đường kính Φ 4mm.

- Dùng lực của tay bẻ từ đó nhận xét vật liệu nào khó bẻ gãy thì có tính cứng lớn hơn, vật liệu nào dễ uốn thì có tính dẻo cao hơn.

- Điền kết quả vào mục 1 báo cáo thực hành.

2. So sánh vật liệu kim loại đen và kim loại màu

a) Phân biệt kim loại đen và kim loại màu bằng quan sát bên ngoài các mẫu

- Quan sát màu sắc các mẫu.

- Quan sát mặt gãy.

- Ước lượng khối lượng.

b) So sánh tính cứng, tính dẻo

- Dùng lực của tay bẻ các thanh vật liệu thép, đồng và nhôm có đường kính Φ 4mm để so sánh tính cứng, tính dẻo của chúng.

c) So sánh khả năng biến dạng

- Dùng búa đập vào phần đầu của các thanh đồng, nhôm và thép với lực đập như nhau để xác định khả năng biến dạng của từng vật liệu.

- Điền kết quả vào mục 2 báo cáo thực hành.

3. So sánh vật liệu gang và thép

a) Quan sát màu sắc và mặt gãy của gang và thép

b) So sánh tính chất của vật liệu

- So sánh tính cứng và tính dẻo: dùng lực bẻ và dùng dũa để xác định.

- So sánh tính giòn: dùng búa đập, vật liệu nào dễ gãy, vỡ thì có tính giòn lớn hơn.

- So sánh tính cứng, dẻo khối lượng của thép và nhựa:

+ Chọn một thanh nhựa, 1 thanh thép có đường kính Φ 4mm

+ Dùng 1 lực của tay bẻ thanh kim loại

Tính chất

Thép

Nhựa

Tính cứng

>

<

Tính dẻo

<

>

Khối lượng

>

<

Màu sắc

>

<

So sánh tính cứng,dẻo và khả năng biến dạng của thép, đồng và nhôm: Dùng búa đập một đầu các thanh: đồng, nhôm, thép với một lực như nhau để xác định khả năng biến dạng của từng loại vật liệu.

Kim loại đen

Kim loại màu

Tính chất

Thép

Đồng

Nhôm

Tính cứng

1

2

3

Tính dẻo

3

1

2

Khả năng biến dạng

3

2

1

- So sánh màu sắc tính cứng, dẻo, giòn của gang và thép

+ Dùng búa đập vào thanh gang và thép để thử độ giòn của vật liệu (vật liệu nào dễ gãy, độ giòn lớn hơn)

Tính chất

Gang

Thép

Màu sắc

2

1

Tính cứng

2

1

Tính dẻo

2

1

Tính giòn

1

2

III. Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Bài tập thực hành: Vật liệu cơ khí, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

+ Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến

+ Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Báo cáo thực hành vật liệu cơ khí. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 8

    Xem thêm