Báo cáo thực hành xác định độ chua của đất
Chúng tôi xin giới thiệu bài Báo cáo thực hành xác định độ chua của đấtđược VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Báo cáo thực hành xác định độ chua của đất
I – Chuẩn bị dụng cụ
- Mẫu đất khô đã nghiền nhỏ (từ 2 đến 3 mẫu)
- Máy đo pH
- Đồng hồ bấm giây (đồng hồ đeo tay)
- Dung dịch KCl 1N và nước cất
- Bình tam giác (bình hình nón) dung tích 100ml: 2 cái
- Ống đong dung tích 50 ml: 2 cái
- Cân kỹ thuật
II – Quy trình thực hành
Bước 1. Cân 2 mẫu đất, mỗi mẫu 20g. Đổ mỗi mẫu vào 1 bình tam giác dung tích 100ml, được:
Bước 2. Dùng ống đong, đong 50ml dung dịch KCl 1N đổ vào bình tam giác thứ nhất và 50ml nước cất đổ vào bình tam giác thứ hai
Bước 3. Dùng tay lắc 15 phút
Bước 4. Xác định pH của đất
- Dùng máy đo pH để đo. Vị trí bầu điện cực ở giữa dung dịch huyền phù. Đọc kết quả trên máy khi số đã hiển ổn định trong 30 giây, ghi kết quả vào bảng
III – Báo cáo kết quả thực hành các nhóm
Học sinh tự đánh giá kết quả theo bảng sau
Mẫu báo cáo
Họ và tên …………..
Lớp …………………
Ví dụ :
Mẫu đất | Trị số pH | |
pH H2O | pH KCL | |
Mẫu 1 | 4.2 | 3.8 |
Mẫu 2 | 4.6 | 4.2 |
Mẫu 3 | 4.8 | 4.4 |
IV – Kết luận
- Biết được phương pháp xác định pH của đất.
- Xác định được pH của đất bằng bằng thiết bị thông thường.
- Rèn luyện tính cẩn thận khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự.
- Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn trong quá trình thực hành.
1. Tại sao độ pH của đất lại quan trọng?
Độ pH rất quan trọng đối với sự phát triển của thực vật vì nó quyết định hầu hết các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Ở độ pH của đất là 6,5, số lượng chất dinh dưỡng có sẵn cao nhất để thực vật sử dụng.
Nếu độ pH của vườn rau quá thấp, một số chất dinh dưỡng sẽ trở nên ít hơn, đặc biệt là phốt pho, trong khi các chất dinh dưỡng khác, như nhôm và mangan, có thể trở nên độc hại. Mức độ pH có tính axit cũng ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi trong đất.
Đất kiềm có độ pH cao cản trở sự sẵn có của các chất dinh dưỡng như sắt, mangan, đồng, kẽm và cả phốt pho. Thực vật phụ thuộc vào hàm lượng sắt cao, đặc biệt là cây xanh, hoạt động kém trong đất kiềm.
2. Thời điểm thích hợp để đo pH đất
Bạn có thể kiểm tra pH đất vào mọi thời điểm và trên mọi loại đất, nhưng cần lưu ý ở những thời điểm như sau khi bón phân, bón vôi, bổ sung hữu cơ thì không nên đo vì sẽ có sự sai sót cao.
Đối với khu đất mới, chỉ số pH ban đầu giúp bạn định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất trước sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng.
Đối với khu đất đang canh tác, nhìn vào chỉ số pH đất để chỉ ra cách tác động vào đất như thế nào cho hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Một số biểu hiện trên cây trồng là gợi ý phải kiểm tra pH đất ngay như: Cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển,…
Kiểm tra pH có thể đo bằng 2 cách: sử dụng máy đo pH hoặc giấy quỳ.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất
Có nhiều yếu tố tự nhiên và tác động của con người làm thay đổi giá trị pH của đất. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Độ pH của đất bị ảnh hưởng bởi việc quản lý và sử dụng đất.
- Nhiều loại thực vật ảnh hưởng đến độ pH của đất. Ví dụ, các khu vực đất rừng có xu hướng chua hơn các khu vực đồng cỏ.
- Chuyển đổi đất từ đất rừng hoặc đồng cỏ sang đất trồng trọt có thể dẫn đến pH thay đổi mạnh sau một vài năm.
- Những những thay đổi do mất chất hữu cơ, loại bỏ các khoáng chất trong đất khi cây trồng được thu hoạch, xói mòn lớp bề mặt.
- Việc bổ sung phân bón nitơ và lưu huỳnh có thể làm giảm độ pH của đất theo thời gian.
- Quá trình nhiễm mặn, xâm nhập mặn cũng là nguyên nhân giảm độ pH trong đất.
4. Tính chất của đất thông qua chỉ số pH
Chỉ số pH đất từ 3,0 – 5,0
- Loại đất có tính axit cao (đất rất chua).
- Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali (K), Phốt pho (P), Bo (B), Molipden (Mo.),… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.
- Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng,…
- Biện pháp tác động: Nhất thiết phải bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất, nâng độ pH lên cao hơn.
Chỉ số pH đất từ 5,1 – 6,0
- Đất có tính axit (đất hơi chua).
- Biện pháp tác động: Bổ sung vôi nếu muốn trồng các loại cây trồng khác nhất là cây trồng ưa vôi như cây họ đậu.
Chỉ số pH đất từ 6,1 – 7
- Đất axit trung bình (đất trung bình).
- Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi.
- Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..
- Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.
- Biện pháp tác động: Với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm, xong lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.
Chỉ số pH đất từ 7,1 – 8
- Đất có tính hơi kiềm.
- Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu.
- Trong môi trường đất kiềm các nguyên tố Mangan (Mn), Sắt (Fe)…sẽ bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.
- Tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ trên họ rau thập tự giảm trên loại đất này.
- Biện pháp tác động: Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, ….
-------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Báo cáo thực hành xác định độ chua của đất. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.