Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Văn
Cấu trúc, ma trận đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Văn
Sáng 9/8, hàng triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ làm bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020. Đề thi năm nay sẽ có cấu trúc như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cấu trúc cũng như ma trận đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 nhé.
- Bộ đề minh họa 2020 lần 2 đầy đủ các môn + đáp án
- Đáp án đề minh họa 2020 môn Ngữ văn lần 2
- Đề minh họa Ngữ văn năm 2020
Kỳ thi tốt nghiệp 2020 sẽ sẽ diễn ra trong 2 ngày 9-10/8 với 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp.
==> Lịch thi THPT Quốc gia 2020
Bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (gồm các môn thành phần lý, hóa, sinh) và bài thi khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục công dân với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; sử, địa với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên).
Riêng bài thi ngữ văn thi theo hình thức tự luận trong 120 phút, các bài còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 môn Văn sẽ không có các phần đã giảm tải.
Theo TS. Trịnh Thu Tuyết - giáo viên môn Ngữ văn tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) những năm gần đây, cũng như theo mô hình đề tham khảo lần 2 năm 2020 cho kì thi Tốt nghiệp THPT 2020 về cơ bản không thay đổi, vẫn gồm có hai phần, ba câu, phần Đọc hiểu 3 điểm, phần Làm văn 7 điểm với hai câu: câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm.
Phần Đọc hiểu luôn gồm một ngữ liệu đọc hiểu, có thể là thơ hoặc văn xuôi, có thể là bất kì phong cách ngôn ngữ nào các em đã được học, tư chính luận, khoa học, nghệ thuật, sinh hoạt, báo chí đến hành chính – công vụ; sau đó là 4 câu hỏi đọc hiểu được sắp xếp theo các cấp độ nhận thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng tới vận dụng cao.
Các em cần nhận ra những tín hiệu của từng kiểu loại câu hỏi để có phương pháp trả lời phù hợp, tránh trả lời thừa hoặc thiếu. Ví dụ: câu hỏi nhận biết thường tập trung vào hai yêu cầu: Thứ nhất là yêu cầu xác định một đặc điểm của hình thức văn bản như thể thơ/ phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt… (thường có cụm từ “Xác định… / Chỉ ra… phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính/ cơ bản…);
Thứ hai là yêu cầu tìm những chi tiết thuộc về nội dung văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu lệnh; thường có cụm từ “Theo tác giả/ Theo đoạn trích/ trong đoạn trích/ dựa vào đoạn trích…” – khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu, xác định đúng đặc điểm hình thức văn bản hoặc chi tiết nội dung văn bản, không phân tích diễn giải.
Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu giải thích cách hiểu nội dung một khái niệm/ nhận định/câu văn/ câu thơ…trong văn bản. (Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào”Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng/ Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm”? – Đề THPT QG 2019; Anh, chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải mẫu người hoàn hảo vì chẳng có ai hoàn hảo? – Đề tham khảo lần 1/ 2020).
Học sinh cần giải thích nghĩa đen/ nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, biểu tượng (nếu có) của khái niệm/ nhận định…
Câu hỏi vận dụng (thấp) thường yêu cầu xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ ... trong văn bản trong câu/ đoạn văn bản. (Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ…- Đề THPT QG năm 2015). Học sinh cần vận dụng kiến thức tiếng Việt, tu từ học, văn học, cuộc sống… để xác định đúng và phân tích giá trị biểu đạt (diễn đạt nội dung gì?) và giá trị biểu cảm (đưa tới cảm xúc gì?)
Câu hỏi vận dụng cao thường yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thái độ và nhất là quan điểm cá nhân trước một nhận định/ thông điệp/ vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu.
Ví dụ: Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? (Đề THPT QG năm 2019) / Anh, chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong cuộc đời? Vì sao? (Đề tham khảo lần 1/2020) /Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh, chị? (Đề tham khảo lần 2/2020).
Với dạng câu hỏi này, học sinh cần trả lời ngắn gọn, chân thành, trung thực những suy nghĩ, xúc cảm cá nhân, tránh khuôn mẫu, sáo rỗng, hô khẩu hiệu… Hoặc với dạng câu hỏi “Anh/chị có đồng tình…?/ Vì sao”, học sinh cần xác định đúng suy nghĩ, nhận thức của mình để luận bàn cho thấu đáo, chặt chẽ. Hoàn toàn có thể xuất hiện nhiều phương án: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình nhưng có giới hạn, điều kiện, ngoại lệ….
Phần quan trọng nhất là trả lời câu hỏi “Vì sao?” với lập luận chặt chẽ và trung thực, thuyết phục.
Theo TS. Trịnh Thu Tuyết, những sai sót học sinh hay mắc phải khi làm bài thi môn Ngữ văn tập trung nhiều vào phần kĩ năng:
Thứ nhất là kĩ năng trả lời câu hỏi Đọc hiểu, các em thường lúng túng khi xác định phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ của văn bản, nhiều khi chưa phân biệt các cấp độ yêu cầu của bốn câu hỏi đọc hiểu, khiến sa đà phân tích ở câu nhận biết, nhưng lại sơ sài trong câu thông hiểu, hoặc chưa tự tin thể hiện suy nghĩ, cách kiến giải độc lập của mình trong câu hỏi vận dụng…;
Thứ hai là kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, các em hay nhầm lẫn và viết thành dạng bài văn thu nhỏ, nhiều khi viết khuôn sáo, chung chung, hời hợt, chưa thể hiện cái tôi độc lập trong tư duy…;
Cuối cùng là kiến thức và kĩ năng viết bài nghị luận văn học, học trò nhiều khi không nắm vững kiến thức tác phẩm, không nhớ chính xác các chi tiết văn xuôi hoặc các câu thơ quan trọng, phần nghị luận nhiều khi hời hợt, thậm chí viết theo văn mẫu, sai lạc với yêu cầu của đề bài.
Những sai sót đó cũng là những kiến thức, kĩ năng các em cần học hỏi theo định hướng, điều chỉnh của thầy cô, ôn luyện cho thành thục – quan trọng nhất trong tất cả các kiểu dạng bài là rèn kĩ năng xác định đúng yêu cầu của đề, kĩ năng diễn đạt chuẩn xác, sáng tạo và độc lập.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Văn. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...
Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia môn Văn
- Mở bài và kết bài Tây tiến của Quang Dũng
- Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- Mở bài và kết bài Việt Bắc của Tố Hữu
- Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- Mở bài và kết bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Mở bài và kết bài Sóng Xuân Quỳnh
- Phân tích bài thơ Sóng hay và Chất
- Mở bài và kết bài tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
- Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà
- Mở bài và kết bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
- Phân tích truyện Vợ chồng A Phủ
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Phân tích nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ
- Mở bài và kết bài Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích truyện Vợ nhặt
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt
- Phân tích nhân vật vợ Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân