Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng

Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng là phần Soạn văn 6 Thánh Gióng Cánh Diều. Tài liệu dưới đây hướng dẫn các em học sinh trả lời các câu hỏi trong sách Ngữ văn 6 Cánh Diều đầy đủ chi tiết.

Đề bài: Câu 4 trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh Diều

Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?

Chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng Mẫu 1

Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh GióTác dụng thể hiện nội dung
Mẹ ướm chân lên một vết chân rất to, thì mang thai suốt 12 tháng rồi sinh ra GióngTrái ngược với quy luật sinh sản của loài người (hoài thai 9 tháng 10 ngày), thể hiện sự ra đời thần kỳ của Thánh Gióng.
Ba tuổi không nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, nhưng nghe tiếng sứ tìm người tài giỏi cứu nước thì lại lập tức biết nói, đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi giết giặc.Một đứa trẻ không tầm thường, ấn chứa sức mạnh phi phàm.
Cơm ăn mấy cũng không lo, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
Vươn vai đã lập tức trở thành tráng sĩ cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, lên đường giết giặc.Thể hiện khí chất oai phong lẫm liệt của bậc kỳ tài anh hùng, khi đất nước nguy nan liền đứng ra gách vác.
Ngựa phun lửa, tráng sĩ đơn thương độc mã đi chiến đấu, mà vẫn khiến giặc chết như ngả rạ, dùng sức mạnh thần kỳ nhổ cả cụm tre làm vũ khí.Minh chứng thân phận là thần thánh được phái xuống giúp nhân dân ta chống giặc ngoại xâm.
Quét sạch bóng quân thù, cưỡi ngựa bay về trời

Chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng Mẫu 2

+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.

+ Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.

=> Ý nghĩa: Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm tạo ra những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng; tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện…

Chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng Mẫu 3

Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì
ảo:

  • Sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai). Thụ thai đến mười hai
    tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.
  • Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi
    đánh giặc.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
  • Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
  • Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
  • Khi dẹp xong giặc, chàng Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.
  • Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu
    vàng óng

Ý nghĩa: xây dựng lên biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Bài văn mẫu phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng”

Những vần thơ giản dị của nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa thành công chân dung người anh hùng Phù Đổng Thiên Vương. Đó là nhân vật trung tâm của truyền thuyết “Thánh Gióng” và xoay quanh nguồn gốc, sự ra đời, hành trang của nhân vật đều gắn với những yếu tố thần kì, tạo nên biểu tượng cao đẹp cho tinh thần yêu nước và sức mạnh cộng đồng của nhân dân. Đồng thời cho thấy quan niệm và mơ ước của nhân dân ta về hình tượng người anh hùng trong quá trình chống giặc ngoại xâm.

“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân”

(Trích “Theo chân Bác”- Tố Hữu)

Yếu tố thần kì là khái niệm bao gồm hai nét nghĩa chủ yếu: thần thánh và kì lạ, vừa kì ảo, hoang đường vừa huyền diệu. Yếu tố này xuất phát từ thế giới quan thần linh của người xưa, nhìn nhận và giải thích thế giới theo khuynh hướng thần kì hóa. Trong những câu chuyện truyền thuyết, yếu tố thần kì có vai trò tô đậm và huyền ảo hóa cuộc đời của nhân vật lịch sử gắn với sự kiện lịch sử.

Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, yếu tố thần kì xoay quanh cuộc đời nhân vật được làm nổi bật ở những chi tiết: sự ra đời đầy kì lạ của chú bé Gióng, tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là đòi đánh giặc, sau đó bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ, cuối cùng là đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp để lại và bay thẳng lên trời. Như vậy, từ lúc sinh ra đến lúc hóa thân, hành trang của nhân vật luôn được bọc trong chiếc áo khoác của yếu tố thần kì, mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Sự ra đời hết sức kì lạ của cậu bé Gióng được mô tả thông qua mô típ sinh nở thần kì của người mẹ. Bà mẹ có thai sau khi ướm chân mình lên vết chân rất to ở ngoài đồng và mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú nhưng đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi. Chi tiết thần kì đó mang tính dự báo về cuộc đời và chiến công của nhân vật ở chặng sau. Và đúng như tiền đề mà yếu tố thần kì đã dự báo, tiếng nói đầu tiên mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi ra trận đánh đuổi giặc ngoại xâm, cho thấy tinh thần yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ khi đất nước gặp hiểm nguy.

Sau đó chú bé lớn lên như thổi, trở thành một tráng sĩ nhờ vào sự gom góp lương thực của dân làng đã thể hiện Gióng khôn chỉ là một anh hùng kiệt xuất mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Và cuối cùng, sau khi đánh đuổi giặc Ân, Thánh Gióng bay thẳng về trời. Trong ngôn ngữ thông thường, “về trời” là cách nói giảm nói tránh của việc chết đi nhưng trong truyền thuyết này, Thánh Gióng không hề chết đi mà bay vào cõi bất tử và trở thành một trong Tứ bất tử của thánh điện Việt. Đôi cánh tưởng tượng của người xưa đã bay cao phủ lên hành trang nhân vật màu sắc kì ảo cho thấy người anh hùng không hề chết đi mà luôn sống mãi trong tâm thức dân gian. Hình ảnh Thánh Gióng bay lên trời đầy đẹp đẽ gửi gắm ý nghĩ kết thúc chiến tranh, đồng thời thể hiện quan điểm và ước mơ của người xưa về hình tượng người anh hùng.

Như vậy, tác giả dân gian đã vận dụng thành công yếu tố thần kì để xây dựng và ca ngợi nhân vật anh hùng. Phù Đổng Thiên Vương đã hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ, cùng sức mạnh phi thường và trở thành biểu tượng biểu trưng cho những nét đẹp hào hùng nhất về người anh hùng chống ngoại xâm.

Ý nghĩa chi tiết kỳ ảo trong truyện Thánh Gióng

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân
dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho
truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với
nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng
nói đầu tiên đòi đánh giặc.

b) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa
chỉ cậy ở cá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳ đồ sắt và đã có
thể dùng sắt để đức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh
ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sự tổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khả
kháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân về người hùng có sức nhanh (ngựa), sức
rắn (giáp), sức ứng biến (roi).

c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc
bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hiên tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta thời
xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta
thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng
nhất.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách
để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được
tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc,
anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: tre là hình ảnh làng quê Việt Nam,
cũng như nhân dân, tre cũng giữ làng, giữ nước, sức mạnh của tre là sức mạnh của nhân
dân, là sức mạnh vô tân, là sức mạnh tập thể.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở
lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để
cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn
muốn qua chi tiết đó, để cao tính bất tử của nhân vật.

Câu hỏi liên quan đến bài soạn Thánh Gióng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
166
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

    Xem thêm