CrO3 là oxit gì? Tính chất của CrO3
CrO3 là oxit gì? Tính chất của CrO3
CrO3 là oxit gì? Tính chất của CrO3 được VnDoc biên soạn giúp bạn đọc có thêm kiến thức và CrO3, trả lời các câu hỏi thắc mắc CrO3 là oxit gì, CrO3 có lưỡng tính không?. Để có thể trả lời được các câu hỏi, cũng như vận dụng vào làm các dạng bài tập, lý thuyết tính toán. Mời các bạn tham khảo.
I. Crom (VI) oxit
Crom(VI) oxit, hay crom trioxit là một hợp chất vô cơ với công thức CrO3. Nó là oxit axit của axit cromic, và đôi khi được bán trên thị trường dưới cùng một tên.
II. Tính chất vật lí Crom (VI) oxit
1. Tính chất vật lí của CrO3
CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm, tan được trong nước.
2. Tính chất hóa học CrO3
Mang tính chất hóa học của oxit axit.
Có tính oxi hóa mạnh.
2.1. Tính chất của oxit axit
Tác dụng với nước tạo ra axit
CrO3 + H2O → H2CrO4 (axit cromic)
2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (axit đicromic)
Tác dụng với dung dịch bazo
2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O
Nhận biết: Tan được trong dung dịch NaOH, cho dung dịch màu vàng.
Ancol bậc 1
4CrO3 + 3RCH2OH + 12H+ → 3RCOOH + 4Cr3+ + 9H2O
Ancol bậc 2
2CrO3 + 3R2CHOH + 6H+ → 3R2C=O + 2Cr3+ + 6H2O
2.2. Tính oxi hoá mạnh
CrO3 có tính oxi hoá mạnh, một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3
3S + 4CrO3 → 3SO2 + 2Cr2O3
2.3. Là chất kém bền
4CrO3 → 2Cr2O3 + 3O2
III. Điều chế Crom (VI) oxit
Cho axit H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch bão hòa Kali đicromat hoặc Kali cromat.
K2Cr2O7 + 2H2SO4 → 2KHSO4 + 2CrO3 + H2O
IV. Ứng dụng của Crom (VI) oxit
Crom(VI) oxit được sử dụng trong mạ crôm. Nó là thường được sử dụng với các chất phụ gia có ảnh hưởng đến quy trình mạ.
Các trioxit phản ứng với cadimi, kẽm, và kim loại khác để thụ động hóa crom giúp chống lại sự ăn mòn
Crom (VI) oxit cũng được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp.
Crom (VI) oxit là giải pháp cũng được sử dụng trong việc áp dụng phủ sơn anot lên nhôm, được ứng dụng trong hàng không vũ trụ.
Trong phòng thí nghiệm ứng dụng thí nghiệm này, ứng dụng khả năng oxi hóa của CrO3 được tạo ra để rửa sạch dụng cụ thủy tinh như bình cầu, cốc thủy tinh,…
V. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. MgO
CaO
A. CrO3
B. Cr2O6
C. Cr2O3
D. CrO
Câu 3. Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2, +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +1, +2, +4, +6.
D. +3, +4, +6.
Câu 4. Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây
A. H2SO4 loãng.
B. HCl.
C. NaOH.
D. Mg(OH)2.
Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng dung dịch NaOH. Cr2O3 tan còn Cr(OH)2 không tan
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan