Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

CO là oxit gì? Tính chất hóa học của CO

CO là oxit gì? Tính chất hóa học của CO được biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến xác định CO là oxit gì, cũng như từ đó đưa ra tính chất hóa học của cacbon oxit. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu, sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập, vận dụng vào giải các câu hỏi bài tập tương tự. Mời các bạn tham khảo liên quan.

I. CO là oxit gì?

CO là oxit trung tính

Không có khả năng tạo ra muối (không tác dụng với nước, axit, bazo)

CO là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, bền với nhiệt và rất độc.

Kém hoạt động ở nhiệt độ thường, hoạt động nhiều hơn khi đun nóng

II. Tính chất hóa học của CO

Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường C rất trơ, chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.

CO là oxit trung tính không có khả năng tạo muối → không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit ở nhiệt độ thường.

1. Tính khử mạnh

Tác dụng với oxi: cho ngọn lửa màu lam nhạt

2CO + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2CO2

Tác dụng với oxit kim loại:

Ở nhiệt độ cao, Khí CO chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa

  • CO khử CuO (CO khử oxit đồng)

CO + CuO \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)Cu (r,đỏ) + CO2 (k)

  • CO khử Fe2O3

Fe2O3 + 3CO \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2Fe + 3CO2

2. Cacbon monoxit là oxit không tạo muối

III. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây:

A. Fe2O3 và CuO

B. Al2O3 và CuO

C. MgO và Fe2O3

D. BaO và ZnO

Xem đáp án
Đáp án A

Khí CO chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa

A thỏa mãn Fe2O3 và CuO

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

CuO + CO → Cu + CO2

B loại vì CO không khử được Al2O3

C Loại  vì CO không khử được MgO

D Loại vì CO không khử được BaO và ZnO

Câu 2. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và ZnO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

A. Cu, Al, Zn.

B. Cu, Al, ZnO.

C. Cu, Al2O3, Zn.

D. Cu, Al2O3, ZnO.

Xem đáp án
Đáp án D

Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit của kim loại sau nhôm trong dãy điện hóa.

Vậy nên cho CO qua hỗn hợp CuO, Al2O3, ZnO (nung nóng) thì CO chỉ khử được CuO, không khử được Al2O3 và ZnO.

Phương trình hóa học

CO + CuO → Cu + CO2

Vậy chất rắn thu được sau phản ứng chứa: Cu, Al2O3 và ZnO.

Câu 3. Hỗn hợp A gồm Al2O3, ZnO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua A nung nóng được chất rắn B. Cho B vào dung dịch KOH dư được dung dịch X và chất rắn Y. Cho chất rắn Y vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn Z. Chất rắn Z gồm

A. Cu

B. Cu, ZnO.

C. Cu, ZnO, Fe3O4

D. Cu, Al2O3, ZnO, Fe3O4

Xem đáp án
Đáp án B

Khí CO khử được các oxit của kim loại từ Zn trở về sau

Hỗn hợp A gồm Al2O3, ZnO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua A nung nóng được chất rắn B (Al2O3, ZnO, Fe, Cu)

Al2O3 + CO → không bị khử

ZnO + CO → không bị khử

Fe3O4 + CO→ Fe + CO2

CuO + CO → Cu + CO2

Cho B( Al2O3, ZnO, Fe, Cu) vào dung dịch KOH dư được dung dịch X(KAlO2)  và chất rắn Y (ZnO, Fe, Cu)

Al2O3 + 2KOH → H2O + 2KAlO2

Cho chất rắn Y (ZnO, Fe, Cu) vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn Z

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Sau phản ứng chất rắn Z là ZnO và Cu

Câu 4. Dung dịch Fe(NO3)có lẫn tạp chất Cu(NO3)2. Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là

A. Điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

B. Nhiệt phân 2 muối thành oxit kim loại; khử bằng CO dư; rồi cho chất rắn vào dung dịch H2SO4 loãng dư.

C. Cho Zn vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh.

D. Cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

Xem đáp án
Đáp án D

Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn. Vì Fe loại bỏ được muối Cu(NO3)2 theo

Phương trình hóa học

Fe + Cu(NO3)2→ Fe(NO3)2 + Cu

------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết CO là oxit gì? Tính chất hóa học của CO, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm