Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa 11
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa học 11
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa 11 được VnDoc biên soạn là câu hỏi đề cương ôn tập giữa học kì 1 Hóa 11, gồm các nội dung câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cũng như bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I
CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI
Câu 1. Dung dịch NaCl có tính dẫn điện là do
A. các nguyên tử Na, Cl di chuyển tự do.
B. phân tử NaCl dẫn được điện.
C. phân tử NaCl di chuyển tự do.
D. các ion Na+, Cl-di chuyển tự do.
Câu 2. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất khôngđiện li?
A. CaCO3, HCl, CH3COONa.
B. Saccarozơ, ancol etylic, toluen (C6H5CH3).
C. K2SO4, Pb(NO3)2, HClO.
D. AlCl3, NH4NO3, CuSO4.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được
A. KCl rắn, khan.
B. Nước sông, hồ, ao.
C. Nước chanh chứa axit citric.
D. Nung dịch KCl trong nước.
Câu 4. Cho các chất sau: ancol metylic (CH3OH), axit fomic (HCOOH), Ca(OH)2, CO2, C2H4, BaCl2, phèn chua (KAl(SO4)2.12H2 Số chất điện li là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 5. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NaCl.
B. HF.
C. HNO3.
D. CaCO3.
Câu 6. Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol: NaCl (1), C2H5OH (2), CH3COOH (3), K2SO4 (4). Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về độ dẫn điện?
A. (1), (2), (3), (4).
B. (3), (2), (1), (4).
C. (2), (3), (1), (4).
D. (2), (1), (3), (4).
Câu 7. Cho dãy các chất sau: H2S, HClO, CaCl2, KF, CH3CH2COONa, HCOOH, benzen, Cu(OH)2, KOH, MgCO3, NaHSO4. Số chất điện li mạnh là
A. 3.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
Câu 8. Trong dung dịch axit nitrơ – HNO2(bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, NO2-.
B. H+, NO3-, H2O.
C. H+, NO2-, HNO2.
D. H+, NO2-, HNO2, H2O.
Câu 9. Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,010M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,01 M.
B. [H+] > [NO2-].
C. [H+] < 0,01 M.
D. [NO2-] > 0,01 M.
Câu 10. Cho các trường hợp sau:
A. Đường matozơ (C12H22O11) tinh khiết ở trạng thái nóng chảy.
B. Ca(OH)2trong nước.
C. Dung dịch xà phòng (muối natri, kali của axit béo).
D. Dung dịch muối ăn.
Câu 11. Số trường hợp dẫn điện được là
A. 3.
C. 2.
B. 4.
D. 1.
Câu 12. Nồng độ mol/l của SO42-trong 1,5 lít dung dịch có hòa tan 0,6 mol Al2(SO4)3 là
A. 0,8.
B. 0,4.
C. 1,2.
D. 2,4.
Câu 13. Cho các nhận định sau:
Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.
Chỉ có hợp chất ion như NaOH, KNO3,.. mới có thể điện li được trong nước.
Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc ở trạng thái nóng chảy.
Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14. Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 15. Theo Ahrenius thì kết luận nào sau đây đúng?
A. Bazơ là chất nhận proton.
B. Axit là chất khi tan trong nước phân ly cho ra cation H+.
C. Axit là chất nhường proton.
D. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH–.
Câu 16. Theo Areniut, chất nào sau đây là axit?
A. HCl.
B. KOH.
C. KNO3.
D. Ba(OH)2.
Câu 17. Axit nào sau đây là axit một nấc?
A. H2SO4.
B.H2CO3.
C. C2H5COOH.
D. H3PO4.
Câu 18. Muối nào sau đây là muối axit?
A. NH4NO3.
B. Na3PO4.
C. Ca(HCO3)2.
D. CH3COOK.
Câu 19. Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 20. Dãy gồm những chất hiđroxit lưỡng tính là
A. Ca(OH)2, Zn(OH)2.
B. Ba(OH)2, Al(OH)3.
C. Zn(OH)2, Al(OH)3.
D. Fe(OH)3, Mg(OH)2.
Câu 21. Dãy gồm các axit 2 nấc là
A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH.
B. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3.
C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3.
D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.
Câu 22. Cho các muối sau: NaHS; NaHCO3; NaHSO4; Na2HPO4; CH3COONa, Na2HPO3. Số muối axit trong dãy trên là
A. 6.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 23. Cho các phản ứng:
1) Zn(OH)2+ HCl → ZnCl2 + H2O;
2) Zn(OH)2 → ZnO + H2O;
3) Zn(OH)2+ NaOH → Na2ZnO2 + H2O;
4) ZnCl2+ NaOH → ZnCl2 + H2
Phản ứng chứng tỏ Zn(OH)2 có tính lưỡng tính là
A. (1) và (3).
B. (2) và (4).
C. (1) và (4).
D. (2) và (3).
Câu 24. Cho x mol CuSO4 vào dung dịch chứa x mol KOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có chứa các ion là: (Bỏ qua sự điện li của nước)
A. Cu2+, K+, SO42-.
B. K+, SO42-.
C. Cu2+, SO42-.
D. K+, SO42-, OH-.
Câu 25. Trong dung dịch, khi nhiệt độ không đổi, tích số ion của nước có giá trị không đổi bằng
A. 10-7.
B. 0.
C. 10-14.
D. 10-10.
---------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa 11. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.