Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Thể dục trường tiểu học Thành Long, Tuyên Quang năm 2016 - 2017

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học môn Thể dục

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Thể dục trường tiểu học Thành Long, Tuyên Quang năm 2016 - 2017 có đáp án kèm theo gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận theo nghị quyết mà Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành giúp quý thầy cô giáo chuẩn bị và ôn tập hiệu quả trước kì thi Giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp trường môn Thể dục.

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc trường tiểu học Thành Long, Tuyên Quang năm 2016 - 2017

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Mĩ thuật trường tiểu học Thành Long, Tuyên Quang năm 2016 - 2017

Đề thi giáo viên dạy giỏi phần thi kiểm tra năng lực trường tiểu học Thành Long, Tuyên Quang năm 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

TRƯỜNG TH THÀNH LONG

Họ và tên GV:.....................................

Dạy khối lớp:......................................

Điểm trường:.......................................

Thứ.............ngày........tháng 12 năm 2016

BÀI THI KIỂM TRA NĂNG LỰC

GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016- 2017

(Dành cho giáo viên dạy Thể dục)

THỜI GIAN: 120 PHÚT

(Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM VỀ HIỂU BIẾT VĂN BẢN QUY ĐỊNH

(5 điểm, mỗi câu 0,5 điểm).

Đồng chí hãy khoanh vào chữ cái in hoa đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về "Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo" là:

A. Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh.
B. Tham gia đóng góp xây dựng các hoạt động của xã hội.
C. Có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp.
D. Cả 2 câu b và c.

Câu 2: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, Mục tiêu giáo dục tiểu học là gì?

A. Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học.
B. Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi HTCT tiểu học.
C. Tất cả trẻ em khuyết tật được đi học cấp tiểu học.
D. Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục học.

Câu 3: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, đánh giá định kỳ về học tập theo mấy mức, đó là các mức nào?

A. 02 mức: Hoàn thành (H), Chưa hoàn thành (C).
B. 03 mức: Hoàn thành (T), Hoàn thành (H), chưa hoàn thành (C).
C. 03 mức: Tốt (T), Đạt (Đ), Cần cố gắng (C).
D. 02 mức: Đạt (Đ), Chưa Đạt (C).

Câu 4: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, đánh giá định kì về học tập của học sinh vào những thời điểm nào trong năm học?

A. Giữa học kì I, giữa học kì II.
B. Cuối học kì I, cuối năm học.
C. Giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối năm.
D. Đầu năm học, cuối học kì I, cuối năm học.

Câu 5: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, ai là người quan trọng nhất trong việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét về học tập của học sinh?

A. Giáo viên.
B. Giáo viên kết hợp với học sinh.
C. Cha mẹ học sinh.
D. Giáo viên kết hợp với cha mẹ học sinh.

Câu 6: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở cuối học kỳ I và cuối học kỳ II đối với tất cả các lớp 1, 2, 3, 4, 5?

A. Toán, Tiếng Việt.
B. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
C. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ.
D. Tất cả các môn học ở Tiểu học.

Câu 7: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về Điều lệ trường tiểu học, quy định tuổi của học sinh tiểu học là:

A. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi.
B. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi.
C. Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 11 tuổi.
D. Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 14 tuổi.

Câu 8: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, đánh giá định kỳ về năng lực, phẩm chất theo mấy mức, đó là các mức nào?

A. 02 mức: Hoàn thành (H), Chưa hoàn thành (C).
B. 02 mức: Đạt (Đ), Chưa Đạt (C).
C. 03 mức: Tốt (T), Đạt (Đ), Cần cố gắng (C).
D. 03 mức: Hoàn thành (T), Hoàn thành (H), chưa hoàn thành (C).

Câu 9: Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, tiêu chí: "...Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo..." thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học?

A. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo.
B. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh.
C. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo.
D. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.

Câu 10: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên về học tập của học sinh vào thời điểm nào?

A. Giữa học kì I, giữa học kì II
B. Cuối học kì I, cuối năm.
C. Giữa học kì I, giữa học kì II, cuối học kì I, cuối năm.
D. Đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

(2 điểm, mỗi câu 1 điểm).

Câu 1: Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học bài thể dục phát triển chung ở Tiểu học?

Câu 2: Đ/c hãy trình bày đầy đủ, về trình tự các bước dạy bài thể dục phát triển chung của môn Thể dục ở Tiểu học?

III. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm, mỗi câu 1 điểm)

Câu 1: Đồng chí hãy nêu Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Câu 2: Đồng chí hãy nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Thể dục ở tiểu học Thành Long, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NĂM HỌC 2016 - 2017

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM VỀ HIỂU BIẾT VĂN BẢN QUY ĐỊNH

(5 điểm, mỗi câu 0,5 điểm).

Đồng chí hãy khoanh vào chữ cái in hoa đặt trước câu trả lời đúng:

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

B

C

A

B

B

C

B

D

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN (2 điểm, mỗi câu 1 điểm).

Câu 1: Mục tiêu dạy học bài thể dục phát triển chung ở Tiểu học là:

- Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh phát triển các tố chất thể lực, tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể thao cho học sinh.

- Trang bị cho học sinh một số hiểu biết những kỹ năng cơ bản về đội hình đội ngũ, thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, củng cố và làm giàu thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản cần thiết thường gặp trong đời sống hàng ngày như: Đi, chạy, nhảy, ném, mang vác... được phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, gới tính của các em.

- Góp phần giáo dục đạo đức, và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp tập luyện thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi lành mạnh có tính kỹ thuật cao trong tập luyện.

- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để tự tập luyện và vui chơi hàng ngày.

Câu 2: Trình tự các bước dạy bài thể dục phát triển chung của môn Thể dục ở Tiểu học:

- Khi dạy một động tác mới giáo viên cần:

+ Nêu tên động tác (giới thiệu tên động tác).

+ Giáo viên làm mẫu hoàn chỉnh động tác, hoặc treo tranh cho HS quan sát.

+ Cho HS tự hình dung cách tập động tác, có thể gọi 2-3 em lên tập thử.

+ Sau đó vừa làm mẫu vừa phân tích từng nhịp của động tác.

+ Gọi 2 học sinh tập tốt lên tập mẫu cho lớp quan sát sau đó giáo viên nhận xét và cho cả lớp tập luyện. Cũng có thể giáo viên vừa làm mẫu, vừa phân tích từng nhịp của động tác kết hợp cho học sinh tập luyện.

- Đối với động tác có cử động đơn giản thì giáo viên đứng quay mặt về phía học sinh để phân tích và hướng dẫn cho học sinh tập luyện.

- Đối với động tác có cử động phức tạp thì giáo viên đứng quay lưng về phía học sinh (tập cùng chiều với học sinh) vừa làm mẫu vừa phân tích để học sinh tập theo sau đó quay mặt về phía học sinh.

- Khi giảng dạy từ 2 động tác trở lên trước hết giáo viên dạy cho học sinh tập động tác thứ nhất, rồi đến động tác thứ 2 sau đó ghép 2 động tác đó với nhau cho tới khi tương đối thuần thục.

Tiến hành theo các bước sau:

  • Nêu tên động tác để học sinh nắm được.
  • Giúp HS tự khám phá động tác mới.
  • Hướng dẫn HS tập động tác mới.
  • Tập liên hoàn các động tác đã học.
  • Giáo viên hay cán sự điều khiển lớp tập luyện từ 1- 2 lần
  • Tổ chức cho học sinh tập theo nhóm, tổ.
  • Giáo viên quan sát nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.
  • Tổ chức cho học sinh thi đua biểu diền các động tác đã học.

III. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm, mỗi câu 1 điểm)

Câu 1: Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là:

- Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

- Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Câu 2: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Thể dục ở tiểu học Thành Long, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang là:

  • Trong giảng dạy từng bài tôi luôn nghiên cứu kĩ và nắm vững mục tiêu, yêu cầu, kiến thức của bài dạy.
  • Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học khi lên lớp.
  • Khen thưởng, động viên kịp thời khi học sinh thực hiện tốt.
  • Nhắc nhở, uốn nắn sửa sai cho những học sinh yếu, kém.
  • Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các em.
  • Giáo viên luôn tạo niềm vui, gây hứng thú trong giờ học.
  • Phối hợp cùng Giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nhắc nhở động viên các em trong học tập cũng như trong tập luyện.

IV. Giáo viên trình bày, chữ viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ Tiểu học, sạch, đẹp: (1 điểm)

* Lưu ý, ở Câu 2: Đồng chí hãy nêu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học mà bản thân đang thực hiện tại lớp mình phụ trách? Giáo viên tùy đối tượng học sinh Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành để liên hệ thực tế đưa ra biện pháp cụ thể. Người chấm cần linh hoạt.

Đánh giá bài viết
2 8.770
Sắp xếp theo

    Thi giáo viên dạy giỏi

    Xem thêm