Đề thi học kì 1 Hóa 11 năm 2022 - 2023

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa có đáp án

Đề thi học kì 1 hóa 11 năm 2023 được VnDoc biên soạn là đề kiểm tra học kì 1 có đáp án kèm theo giúp các bạn thuận tiện trong quá trình làm bài. Nội dung câu hỏi bám sát kiến thức đã được học.

ĐỂ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HÓA 11

NĂM HỌC 2022 - 2023

Thời gian 45 phút không kể phát đề

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố

H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5, Ca = 40, Cr - 52, De = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137

Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Theo Areniut, axit là chất

A. có chứa hiđro trong phân tử.

B. khi tan trong nước, có khả năng phân li ra anion OH-

C. khi tan trong nước, có khả năng phân li ra cation H+

D. khi tan trong nước, vừa có khả năng phân li ra cation H+, vừa có khả năng phân li anion OH-

Câu 2. Chọn phát biểu đúng về sự điện li

A. là sự điện phân các chất thành ion dương và ion âm

B. là phản ứng oxi-khử

C. là sự phân li các chất điện li thành ion dương và ion âm.

D. là phản ứng trao đổi ion

Câu 3. Muối axit là:

A. KHCO3.

B. K2CO3.

C. FeCl3.

D. CaSO4.

Câu 4. Phương trình: OH- + H+ → H2O là phương trình ion rút gọn của phản ứng:

A. KOH + HCl → KCl + H2O.

B. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O.

C. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.

D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

Câu 5. Dung dịch có nồng độ mol [H+]= 10-8 M cho môi trường:

A. Axit.

B. Kiềm.

C. Trung tính.

D. Không xác định được.

Câu 6. Dãy các ion sau cùng tồn tại trong một dung dịch là:

A. Na+, Ca2+, Cl-, CO32-

B. Cu2+, SO42-, Ba2+, NO3-

C. Mg2+, NO3-, SO42-, Al3+

D. Zn2+, S2-, Fe3+, Cl-.

Câu 7. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu ?

A. H2S, H2SO3, H2SO4, NH3.

B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.

C. H2S, CH3COOH, HClO, NH3.

D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.

Câu 8. Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây.

A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi .

B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng .

C. Đun dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.

D. Đun nóng kim loại Mg với dung dịch HNO3 loãng.

Câu 9. Đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm bằng hàm lượng %

A. N.

B. N2O.

C. P2O5.

D. K2O.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2.

C. Urê có công thức là (NH2)2CO.

D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.

Câu 11. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu.

B. Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch.

C. Đốt cháy amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O.

D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.

Câu 12. Chất nào sau đây làm khô khí NH3

A. P2O5

B. H2SO4 đ

C. CuSO4 khan

D. NaOH

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, S, Cu, CuS, FeCu2S2 thì cần 2,52 lít ôxi và thấy thoát ra 1,568 lít (đktc) SO2, mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư thu được V lít khí màu nâu duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của V và m lần lượt là:

A. 14,44 lít và 23,44 gam

B. 13,216 lít và 23,44 gam

C. 8,96 lít và 15,6 gam

D. 16,8 lít và 18,64 gam

Câu 14. Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào:

A. CuO và MnO2

B. CuO và MgO

C. CuO và CaO

D. Than hoạt tính

Câu 15. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ?

A. H2.

B. N2.

C. CO2.

D. O2.

Câu 16. Kim cương và than chì là các dạng:

A. đồng hình của cacbon

B. đồng vị của cacbon

C. thù hình của cacbon

D. đồng phân của cacbon

Câu 17. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, FeO, CuO nóng đỏ. Phản ứng hoàn toàn chất rắn thu được gồm:

A. Al , Fe, CuO, Ag2O

B. Al2O3, Fe, Cu, Ag2O.

C. Al, Fe, Cu, Ag.

D. Al2O3, Fe, Cu.

Câu 18. Tính chất hóa học của silic là:

A. Tính oxi hóa.

B. Tính khử.

C. Cả tính oxi hóa và tính khử.

D. Tính chất của oxit axit.

Câu 19. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau :

A. 2C + Ca \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}CaC2

B. C + 2H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  CH4

C. C + CO2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2CO

D. 3C + 4Al \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Al4C3

Câu 20. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:

A. SiO2 + Mg → 2MgO + Si

B. SiO2 + 2MaOH → Na2SiO3 + CO2

C. SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2

Câu 21. Hấp thụ 0,224 lít CO2 ở đktc vào dung dịch có chứa 0,02 mol NaOH thu được dung dịch A. Chất tan có trong dung dịch A.

A. NaHCO3

B. Na2CO3

C. NaHCO3 và Na2CO3

D. Na2CO3 và NaOH

Câu 22. Dung dịch A có chứa 004 mol Al3+; 0,02 mol K+; 0,04 mol Cl- và x mol NO3-. Giá trị của x

A. 0,1

B. 0,15

C. 0,11

D. 0,06

Câu 23. Dãy khí nào có thể bị hấp thụ bởi dung dịch NaOH?

A. CO2, SO2, CH4, HCl, NH3, NO

B. CO2, SO2, NH3, CH4, H2S, NO2

C. CO2, SO2, CO, H2S, H2O, NO

D. CO2, SO2, H2S, HCl, H2O, NO2

Câu 24. Chất nào sau đây không phản ứng được với HNO3?

A. FeCl3

B. FeSO4

C. S

D. C

Câu 25. Chọn câu phát biểu sau:

A. Nhận biết các dung dịch: K3PO4, KCl, KNO3 ta có thể dùng AgNO3

B. Nhận biết các dung dịch Al2(SO4)3; K3PO4; NaNO3 ta có thể dùng quỳ tím.

C. Nhận biết các dung dịch HNO3, H2SO4, H3PO4 bằng dung dịch quỳ tím.

D. Nhận biết N2, NH3, H2 bằng CuO nung nóng.

Câu 26. Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân?

A. CaCO3, Na2CO3, KHCO3

B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3

C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3

D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3

Câu 27. Thành phần chính của quặng apatit là

A. CaP2O7

B. Ca(PO3)2

C. 3Ca(PO4)2.CaFe2

D. Ca3(PO4)2

Câu 28. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã

A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.

B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.

C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.

D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 29. Nhiệt phân hoàn toàn 25,5 gam AgNO3 thu được a gam kim loại. Giá trị của a là

A. 2,7 gam

B. 10,8 gam

C. 5,4 gam

D. 16,2 gam

Câu 30. Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 2,4g kim loại. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 137,1.

B. 108,9.1

C. 97,5.

D. 151,5.

..........................Hết........................

Đáp án đề thi học kì 1 hóa 11 năm 2020 - 2021

1C2C3A4A5B6C7C8B9A10C
11D12D13B14D15C16C17D18C19C20C
21B22A23D24A25C26B27C28C29D30D

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Câu13. Quy đổi hỗn hợp X về Fe (a mol), Cu (b mol) và S (c mol)

Bảo toàn nguyên tố S: nS = nSO2 => c = 0,07 mol

mX = 56a + 64b + 0,07.32 = 6,48

Bảo toàn electron:

3.nFe + 2.nCu + 6.nS = 4.nO23.nFe + 2.nCu + 6.nS =  4.nO2=> 3a + 2b + 0,07.4 = 0,1125.4

=> a = 0,03 và b = 0,04

Bảo toàn electron: 3.nFe + 2.nCu + 6.nS = nNO2

=> nNO2 = 3a + 2b + 0,07.6 = 0,59 mol => V = 13,216 lít

mkết tủa = 107a + 98b + 233.0,07 = 23,44 gam

Câu 30. 

Kim loại còn lại là Cu => phản ứng tạo muối Fe2+

Cu → Cu2+ + 2e

x → 2x

N5+ + 3e → N2+ (NO)

0,45 ← 0,15

3Fe+8/3 + 2e → 3 Fe2+

3y → 2y → 3y

Suy ra : 64x + 232y = 61,32 – 2,4

2x = 2y + 0,45

Suy ra: x = 0,375, y = 0,15

=> m = 0,375. 188 + 0,15. 3. 180 = 151,5 gam

.......................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 1 hóa 11 năm 2022 - 2023. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 7.849
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm