Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 6

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 6 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Miền Trung

“(...) Miền Trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm

Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mùng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai giao mà trắng mặt người

Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong.”

(Hoàng Trần Cương)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3: Hình ảnh: “Miền Trung/ Eo đất này thắt đáy lưng ong/ Cho tình người đọng mật” để lại cho em suy nghĩ gì?

Câu 4: Đoạn thơ mang thông điệp gì?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về ý kiến Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt.

Câu 2 (5đ): Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ đầu và cuối bài thơ Sóng, từ đó rút ra nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2:

Đoạn thơ miêu tả chân thực những nỗi vất vả, khó nhọc mà người dân miền Trung phải sống, phải đối mặt hằng ngày; đồng thời cũng thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với mảnh đất nghèo này.

Câu 3:

Hình ảnh: “Miền Trung/ Eo đất này thắt đáy lưng ong/ Cho tình người đọng mật” đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Mảnh đất miền Trung tuy phải chịu nhiều thiên tai, bão lũ khiến cuộc sống của con người nơi đây vất vả, cơ cực. Tuy nhiên, họ là những con người dạt dào tình cảm, trân thành, giản dị, đó là những điều vô cùng đáng quý.

Câu 4:

Đoạn thơ miêu tả chân thực khó khăn trong cuộc sống của đông bào miền Trung đồng thời mang ý nghĩa, thông điệp sâu sa: con người dù sống ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào dù khó khăn về vật chất nhưng hãy giàu về tình cảm yêu thương, có như vậy xã hội mới ngày càng tốt lên được.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận xã hội về ý kiến Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thành công: là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu.

→ Khuyên nhủ con người nỗ lực, cố gắng, luôn hướng đến mục tiêu của mình và hoàn thiện bản thân theo hướng tốt nhất, tích cực nhất.

b. Phân tích

Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.

Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.

Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt; đông thời rút ra bài học và liên hệ đến bản thân mình.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Cảm nhận về vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ đầu và cuối bài thơ Sóng, từ đó rút ra nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.

2. Thân bài

a. Các khổ thơ đầu và cuối bài thơ Sóng

“Dữ dội và dịu êm

Sóng tìm ra tận bể”

Tính từ trái nghĩa “dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ” thể hiện những thái cực đối lập của con sóng. Đó cũng là những tâm trạng khác nhau của người con gái trong tình yêu.

Mượn hình ảnh dòng sông không hiểu chính mình nên tìm ra biển khơi rộng lớn tìm câu trả lời để bóng gió nói về tâm tư của người con gái trong tình yêu luôn trăn trở nhiều điều và có ước muốn lớn lao là khám phá được những băn khoăn đó.

“Ôi con sóng ngày xưa

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Con sóng: ngàn năm vẫn thế, vẫn tính chất, đặc điểm ấy không bao giờ thay đổi.

Người con gái: khát vọng tình yêu luôn thường trực, rạo rực; bao nhiêu năm vẫn hướng về tình yêu, về người yêu.

“Làm sao được tan ra

Để ngàn năm còn vỗ”

Khi con sóng tan ra thành những bọt nước nhỏ sẽ được ở lại với biển khơi mãi mãi, sẽ không còn những đau khổ, những lo lắng. Đó cũng là ước muốn của người con gái, khao khát được sống với tình yêu, với người mình yêu thương trọn đời trọn kiếp.

→ Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: mượn nét tương đồng của con sóng để diễn tả nội tâm của người con gái trong tình yêu giúp bạn đọc dễ hình dung ra và có những liên tưởng thú vị.

b. Nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em

* Sự vận động của hình tượng sóng.

Ở hai khổ đầu: sóng là một chi tiết được nhân vật chiêm nghiệm sâu xa để từ đó phát hiện giữa sóng và em có những tương đồng.

Hai khổ cuối: sóng không còn đóng vai một đối tượng khơi gợi cảm xúc nữa mà thật sự đã trở thành một hình tượng song hành.

* Sự vận động của hình tượng “em”.

Em ở hai khổ thơ đầu là một cái tôi đang nung nấu một tình yêu cháy bỏng, dễ dàng rung động trước hình ảnh giàu tính biểu cảm với tình yêu .

Hai khổ cuối: cái tôi tình yêu trong em dường như đã có sự trưởng thành, tập trung cho những lo âu, trăn trở về một cuộc đời ngắn ngủi, hữu hạn có thể biến tình yêu thành điểm chết tuyệt vọng.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 6. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm