Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT Lý Thái Tổ tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 2014

Nhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao, Vndoc.com xin giới thiệu: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT Lý Thái Tổ tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 2014.

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa và Sinh học:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12
NĂM HỌC: 2013 - 2014

Ngày thi: 15/9/2013

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC

Câu 1 (3 điểm)

Nguyên tố R công thức hợp chất khí với hidro là H2R. Trong oxit cao nhất, R chiếm 40% về khối lượng. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố M có 4 lớp electron và 4 electron độc thân, trong hạt nhân nguyên tử có 30 nơtron. (Cho số hiệu nguyên tử của Cr, Mn, Fe lần lượt là 24, 25, 26 )

1. Hãy xác định tên các nguyên tố R và M.

2. Viết các phương trình hóa học của phản ứng giữa axit nitric đặc nóng với đơn chất M, đơn chất R, oxit MO và hợp chất MR2. Biết rằng trong các phản ứng đó, M và R đều đạt mức oxi hóa tối đa.

Câu 2 (2 điểm)

Viết phương trình phản ứng (dưới dạng phân tử) khi cho các dung dịch (mỗi dung dịch đều chứa 1 mol chất tan) tác dụng với nhau theo từng cặp sau: BaCl2 và NaHSO4; Ba(HCO3)2 và KHSO4; Ca(H2PO4)2 và KOH; Ca(OH)2 và NaHCO3.

Câu 3 (3 điểm)

Cho cân bằng HCOOH ↔ H+ + HCOO-

Hòa tan 9,2 gam HCOOH vào trong nước pha loãng thành 500 ml (dung dịch A).

a/ Tính độ điện li của axit HCOOH trong dung dịch A, biết pHA =2.

b/ Tính hằng số phân li của axit HCOOH.

c/ Nếu thêm 0,4 gam NaOH vào 50 ml dung dịch A, sau đó cho quỳ tím vào thì màu quỳ tím biến đổi như thế nào? Tính pH của dung dịch sau phản ứng. (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể)

Câu 4 (2 điểm)

Hợp chất thơm A có công thức C7H8O2. Biết A tác dụng với Na sinh ra số mol H2 bằng số mol A. A tác dụng với dd NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Khi A tác dụng dd HCl tạo ra hợp chất C7H7OCl, còn A tác dụng dd Br2 sinh ra dẫn xuất tribrom. Xác định công thức cấu tạo của A. Viết các phương trình hóa học.

Câu 5 (2 điểm)

Cho hỗn hợp A gồm 3 hydrocacbon X, Y, Z thuộc 3 dãy đồng đẳng khác nhau và hỗn hợp B gồm O2 và O3. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1,5 : 3,2 rồi cho vào bình kín. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn thu được hỗn hợp chỉ gồm CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 1,3 : 1,2. Tính d(A/H2)? Biết d(B/H2) = 19.

Câu 6 (4 điểm)

Cho 3,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và 9,92 gam chất rắn C. Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn.

a) Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong A.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 ban đầu.

c) Cho hết 3,6 gam A vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,5 M, sau khi phản ứng hoàn toàn cho tiếp m gam NaNO3 vào hỗn hợp phản ứng. Tính giá trị m tối thiểu để thu được lượng khí NO (sản phẩm khử duy nhất) lớn nhất.

Câu 7 (4 điểm)

Đốt cháy hoàn toàn 2,54 gam este E (không chứa chức khác) mạch hở được tạo ra từ axit đơn chúc và ancol, thu được 2,688 lít khí CO2(đktc) và 1,26 gam nước. Biết 0,1 mol E tác dụng vừa đủ 200 ml dd NaOH 1,5M tạo ra muối và ancol. Đốt cháy toàn bộ lượng ancol này thu được 6,72 lít CO2 (đktc)

a. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của E

b. A là axit tạo ra E. Một hỗn hợp X gồm A và 2 đồng phân của A đều phản ứng được với dd NaOH (vừa đủ), cô cạn dd sau phản ứng được chất rắn B và hỗn hợp hơi D. D tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư cho 21,6 gam Ag. Nung B với NaOH rắn, dư có xúc tác CaO trong điều kiện không có không khí được hỗn hợp hơi F. Đưa F về nhiệt độ thường có một chất ngưng tụ G còn lại hỗn hợp khí N. G tác dụng với Na dư sinh ra 1,12 lít khí H2. Hỗn hợp khí N qua Ni nung nóng cho hỗn hợp khí P. Sau phản ứng thể tích khí giảm 1,12 lít và tỉ khối của P đối với H2 bằng 8. Tính khối lượng các chất trong X. Biết các phản ứng hoàn toàn và thể tích khí ở đktc

Cho O = 16, H = 12, C = 12, Ca = 40, Ba = 137, Ag = 108, Fe = 56, Cu = 64

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC

Câu 1 (1 điểm):

Một gen ở vi khuẩn có chiều dài 8,16um (Micromet) đã tổng hợp được một phân tử mARN có tỷ lệ các nucleotit như sau:
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT Lý Thái Tổ tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 2014. Xác định số lượng từng loại nucleotit trên phân tử mARN .

Câu 2 (2 điểm):

Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1; thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ: 1 :1,5 :1 :1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. Xác định số tế bào, số crômatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút.

Câu3 (2 điểm): Xác định câu nào sau đây đúng hay sai và giải thích.

1. Quá trình phiên mã không cần sử dụng đoạn mồi vì chỉ có mạch mã gốc của gen dùng làm khuôn.

2. Để gây đột biến đa bội người ta thường xử lí cônsixin vào kì sau của chu kì tế bào.

3. Một gen có một bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 5 lần nhân đôi sẽ có 32 gen đột biến dạng thay thế G – X bằng A – T.

4. Trong các dạng đột biến điểm dạng thay thế một cặp nucleotit dễ xảy ra nhất.

Câu 4 (2 điểm):

Lai ruồi cái cánh thường, mắt đỏ với ruồi đực cánh xoăn, mắt trắng. F1 được 100% cánh thường, mắt đỏ. F1 ngẫu phối được F2 với tỷ lệ như sau:

Ruồi đựcRuồi cái
Cánh xoăn, mắt đỏ500
Cánh thường, mắt đỏ150402
Cánh xoăn, mắt trắng1500
Cánh thường, mắt trắng500

Xác định quy luật di truyền của 2 tính trạng. Viết sơ đồ lai từ P → F2.

Câu 5 ( 1 điểm):

Phân biệt đột biến gen và đột biến lệch bội

Câu 6. (2 điểm):

1. Trình bày mối quan hệ giữa hai gen alen với nhau trong các qui luật di truyền để hình thành các tính trạng của sinh vật.

2. Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 12

    Xem thêm