Đề thi HSG môn Sinh học lớp 9 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ năm 2012 - 2013

Đề thi HSG môn Sinh học lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm học 2012 - 2013 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ có hướng dẫn làm bài đi kèm, giúp các bạn học sinh lớp 9 ôn tập kiến thức môn Sinh học hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ năm 213 - 2014

Đề thi HSG môn Sinh học lớp 9 huyện Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THUỶ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi có 01 trang

Đề chính thức

Câu 1: (3 điểm)

a. So sánh vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

b. Hãy trình bày quá trình tiêu hoá Prôtêin trong ống tiêu hoá của người.

Câu 2: (2 điểm)

a. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen là gì?

b. Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li.

Câu 3: (3 điểm)

Vai trò của cặp nhiễm sắc thể thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người?

Câu 4: (3 điểm)

Gen là gì? Phân tử mARN được tổng hợp trên khuôn mẫu của gen như thế nào?

Câu 5: (3 điểm)

Thế nào là đột biến? thế nào là thường biến? đột biến và thường biến khác nhau như thế nào?

Câu 6: (1 điểm)

Có một số tế bào sinh dưỡng của Thỏ cùng nguyên phân ba lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con có chứa tổng số 2112 nhiễm sắc thể. Hãy xác định số tế bào sinh dục ban đầu và số tế bào con đã được tạo ra sau quá trình nguyên phân. Biết Thỏ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 44.

Câu 7: (2 điểm)

Hai gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau là 2760.

Gen I có 840 ađenin,

Gen II có 480 ađenin.

Cho biết gen nào dài hơn? Xác định chênh lệch chiều dài đó là bao nhiêu.

Câu 8: (3 điểm)

Ở đậu, gen A quy định tính trạng hoa xanh, a hoa đỏ. Gen B quy định tính trạng đài ngả, b đài cuốn. Cho đậu hoa xanh, đài ngả lai với đậu hoa đỏ, đài cuốn. F1 thu được 400 cây hoa xanh đài ngả; 399 cây hoa đỏ, đài cuốn. Hãy biện luận và xác định kiểu gen từ P đến F1.

Đáp án đề thi HSG môn Sinh học lớp 9

Câu 1:

1. So sánh vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn

a. Điểm giống nhau:

  • Đều là quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch mang tính chất chu kì (0,25đ)
  • Xảy ra quá trình trao đổi khí trong tuần hoàn máu (0,25đ)

b. Khác nhau

Vòng tuần hoàn lớnVòng tuần hoàn nhỏ
- Xuất phát từ tâm thất trái
- Máu rời tim là máu đỏ tươi (giàu oxi) theo động mạch chủ đi đến các cơ quan
- Sự trao đổi khí xẩy ra giữa máu và tế bào
- Sau trao đổi khí máu trở nên nghèo oxi và trở về tim ở tâm nhĩ phải
- Vai trò cung cấp oxi cho tế bào và mang khí cacbonic khỏi tế bào
- Xuất phát từ tâm thất phải (0,1đ)
- Máu rời tim là máu đỏ thẫm (nghèo oxi) theo động mạch phổi đi đến phổi (0,15đ)
- Sự trao đổi khí xẩy ra giữa máu và phế nang (0,25đ)
- Sau trao đổi khí máu trở nên giàu oxi và trở về tim ở tâm nhĩ trái (0,25đ)
- Vai trò đưa khí cacbonic từ máu qua phế nang để thải ra ngoài môi trường và nhận khí oxi cho máu (0,25đ)

2. Quá trình tiêu hoá Prôtêin

Tiêu hoá ở khoang miệng: Chỉ tiêu hoá về mặt lí học do tác dụng của răng, lưỡi, nước bọt, thức ăn protein được nghiền nát, tẩm nước bọt và đưa xuống dạ dày (0,25đ)

Tiêu hoá ở dạ dày: Dưới tác dụng co bóp của dạ dày, thức ăn được thấm dịch vị, với điều kiện pH axit men pepsin trong dịch vị sẽ biến đổi một phần protein trong thức ăn thành protein đơn giản (0,25đ)

Tiêu hoá ở ruột non: Dạ dày co bóp thức ăn (protein) được đưa xuống ruột non. Dịch mật đã tạo điều kiện tốt cho các men tiêu hoá của dịch tuỵ (Tripsin) và dịch ruột (Erepsin) hoạt động ở ruột non: (0,5đ)

  • Prôtêin đơn giản biến đổi thành axit amin
  • Prôtêin (nguyên trong thức ăn) biến đổi thành axit amin
  • Prôtêin nguyên trong thức ăn (hoặc đơn giản) biến đổi thành axit amin

Kết quả của quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá: (0,5đ)

Các loại protein phức tạp trong thức ăn được biến đổi thành các axit amin hấp thụ vào máu được máu đưa đến tế bào và tổng hợp thành protein đặc trưng của cơ thể người. Prôtêin tham gia vào cấu tạo các tế bào của cơ thể và một phần tạo ra năng lượng ATP.

Câu 2:

1. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen là:

  • Chọn đối tượng nghiên cứu (0,25đ)
  • Cơ thể đem lai phải thuần chủng về cặp tính trạng nghiên cứu (0,25đ)
  • Nghiên cứu tách riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng, sau đó nghiên cứu sự di truyền của hai hoặc nhiều cặp tính trạng (0,25đ)
  • Dùng toán thống kê, thống kê phân tích số liệu thu được và rút ra một số quy luật di truyền (0,25đ)

2. Nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li

a. Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P (0,5đ)

b. Ý nghĩa của quy luật phân li:

Xác định được các tính trạng trội và tạp trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo giống có ý nghĩa kinh tế (0,25đ)

Trong sản xuất để tránh sự phân li tính trạng diễn ra trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng đến phẩm chất và năng xuất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống. (0,25đ)

Câu 3:

* Vai trò của cặp nhiễm sắc thể (NST) thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người là:

Ở người coá 23 cặp NST, trong đó có các cặp được đánh số từ 1 đến 22 là cặp NST thường. Cặp thứ 23 là cặp NST giới tính (ở đàn ông là cặp XY, đàn bà là cặp XX) (0,5đ)

Ở đàn bà khi giảm phân chỉ tạo ra được một loại trứng mang NST X. Ở đàn ông khi giảm phân cho hai loại tinh trùng; Tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y có tỉ lệ tương đương nhau (0,5đ)

Khi thụ tinh, nếu trứng gặp tinh trùng mang NST X thì hợp tử có cặp NST giới tính là XX, phát triển thành con gái. Nếu trứng mang NST X gặp tinh trùng mang NST Y thì hình thành hợp tử có cặp NST giới tính XY, phát triển thành con trai. (0,5đ)

Vì số lượng hai loại tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y chiếm tỉ lệ tương đương nhau nên tỉ lẹ con trai và con gái xấp xỉ bằng nhau. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính (cặp 23) là cơ sở tế bào học của sự hình thành giới tính ở người: (0,5đ)

P mẹ (44A + XX) x bố (44A + XY) (0,5đ)

Gp 22A + X (22A + X); ( 22A + Y)

F1 ( 44A + XX) : 1 ( 44A + XY)

Nếu dựa trên cơ chế NST xác định giới tính thì việc hình thành con trai hay con gái ở người là do người bố quyết định (0,25đ)

NST giới tính còn xác định thêm một số tính trạng sinh dục phụ ở người. (0,25đ)

Câu 4:

1. Gen là một đoạn phân tử axit đêoxiribonucleotit (ADN) mang thông tin di truyền về một phân tử protein nào đó hoặc giữ chức năng điều hoà (1,0đ)

2. Phân tử mARN được tổng hợp trên khuôn mẫu của gen.

Dưới tác dụng của enzim ARN ( polimeraza) (1,0đ)

  • Hai mạch đơn của gen được tháo xoắn và tách rời nhau
  • Mỗi nuclêôtit trên mạch mang mã gốc kết hợp với ribônuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung

(NTBS)

    • A trên mạch gốc liên kết với U
    • G trên mạch gốc liên kết với X
    • T trên mạch gốc liên kết với A
    • X trên mạch gốc liên kết với G

Kết quả từ một gen sau một lần sao mã tạo nên một phân tử mARN (0,5đ)

Phân tử mARN sau khi được tổng hợp xong rời nhân ra t ế bào để tham gia vào quá trình giải mã, tổng hợp phân tử prôtêin tương ứng (0,5đ)

Câu 5:

1. Đột biến là những biến đổi của các vật liệu di truyền như ADN, NST do đó đã đưa đến sự biến đổi về cấu trúc và số lượng của gen và NST. Khi những đột biến đó biểu hiện thành kiểu hình được gọi là thể đột biến (1,0đ)

2. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của của môi trường. (0,75đ)

3. Sự khác nhau giữa đột biến và thường biến:

Đột biếnThường biến
- Do các tác nhân gây đột biến
- Làm biến đổi kiểu gen
- Biến đổi cá thể, không định hướng
- Di truyền được
- Là nguyên liệu cho chọn giống
- Do môi trường thay đổi (0,25đ)
- Không làm biến đổi kiểu gen (0,25đ)
- Biến đổi đồng loạt, có định hướng (0,25đ)
- Không di truyền được (0,25đ)
- Có ý nghĩa thích nghi (0,25đ)

Câu 6:

Gọi a là số tế bào sinh dưỡng ban đầu. Áp dụng công thức tính số NST có trong các tế bào con ta có: (0,25đ)

a x 2x x 2n = 2112 (0,25đ)

suy ra a = 2112 : (23 x 44) = 6 (tế bào) (0,25đ)

Số tế bào con đã được tạo ra sau quá trình nguyên phân là: (0,25đ)

a x 2x = 6 x 23 = 48 (tế bào) (0,25đ)

Câu 7:

* Xét gen I: Ta có 2A + 3G = 2760 (0,25đ)

(2 x 840) + 3G = 2760

Suy ra G = [ 2760 – ( 2 x 840) ] : 3 = 360 ( nuclêôtit) (0,25đ)

Số lượng nuclêôtit của mỗi mạch gen là:

N : 2 = A + G = 840 + 360 = 1200 ( nuclêôtit) (0,25đ)

Chiều dài của gen I là:

L = (N : 2) x 3,4 Ao = 1200 x 3,4Ao = 4080Ao (0,25đ)

* Xét gen II: Ta có 2A + 3G = 2760

(2 x 480) + 3G = 2760

Suy ra G = [ 2760 – ( 2 x 480) ] : 3 = 600 ( nuclêôtit) (0,25đ)

Số lượng nuclêôtit của mỗi mạch gen là:

N : 2 = A + G = 480 + 600 = 1080 ( nuclêôtit) (0,25đ)

Chiều dài của gen I là:

L = (N : 2) x 3,4 Ao = 1080 x 3,4Ao = 3672Ao (0,25đ)

* Vậy gen I dài hơn gen II và chênh lệch đó là:

4080Ao - 3672Ao = 408Ao (0,25đ)

Câu 8:

* Xét tính trạng màu hoa

Hoa xanh : hoa đỏ = 400 : 399 = 1 : 1 (0,25đ)

Tỉ lệ 1 : 1 là kết quả phép lai phân tích, do đó kiểu gen của tính trạng màu hoa là: Aa (xanh) x aa (đỏ) (0,25đ)

* Xét cặp tính trạng đài hoa

Đài ngả : đài cuốn = 400 : 399 = 1: 1 (0,25đ)

Tỉ lệ 1 : 1 cũng là két quả của phép lai phân tích, do đó kiểu gen của tính trạng đài hoa là: Bb (ngả) x bb (cuốn) (0,25đ)

* Xét chung cả hai tính trạng

Xanh, ngả : đỏ, cuốn = 400 : 399 = 1 : 1 (0,25đ)

Đây cũng là kết quả của phép lai phân tích (một bên dị hợp về hai cặp gen, một bên đồng hợp về hai cặp gen)

Nếu phân li độc lập tỉ lệ phải là 1 : 1 : 1 : 1 (0,25đ)

Nhưng kết quả bài chỉ cho tỉ lệ là 1 : 1, như vậy 2 cặp gen trên liên kết hoàn toàn trên một cặp NST. (0,25đ)

Ở F1 xuất hiện kiểu hình hoa đỏ - đài cuốn như vậy cả hai bên bố mẹ đều phải cho giao tử ab.

Từ đó suy ra kiểu gen cây hoa xanh, đài ngả là AB/ab (0,25đ)

cây hoa đỏ, đài cuốn là ab/ab

Tổng hợp lại ta có sơ đồ lai

Đáp án môn Sinh lớp 9

Đánh giá bài viết
1 1.856
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 9

    Xem thêm