Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa là tài liệu tham khảo giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn thi môn Sử hiệu quả. Tài liệu bao gồm đề thi và đáp án, thuận tiện cho các bạn luyện đề và kiểm tra lại kiến thức. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Địa lý trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa

THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI QUỐC GIA
LẦN 2, NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: LỊCH SỬ

Câu 1 (2 điểm)

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn thành quá trình đấu tranh từ tự phát sang tự giác? Trình bày sự kiện đó?

Câu 2 (3 điểm)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta phải đối mặt với những khó khăn nào? Anh (chị) hãy xác định khó khăn lớn nhất và nêu rõ biện pháp giải quyết của Cách mạng Việt Nam.

Câu 3 (2 điểm)

Thắng lợi của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam là thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 4 (3 điểm)

Vì sao từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX lại xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây trong quan hệ quốc tế? Biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1 (2 điểm) Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn thành quá trình đấu tranh từ tự phát sang tự giác? Trình bày sự kiện đó?

Sự kiện đánh dấu .....0.25 điểm

  • Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn thành quá trình đấu tranh từ tự phát sang tự giác là sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930). Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Trình bày sự kiện: 1,75 điểm

  • Đầu năm 1930, sau khi ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động đã làm cho phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ.
  • Tuy nhiên sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản làm ảnh hưởng tới tâm lý quần chúng và sự phát triển chung của phong trào cách mạng nước ta. (0.25đ)
  • Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan về Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. (0.25đ)
  • Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm và sự hoạt động riêng rẽ của mỗi tổ chức cộng sản và nêu chương trình hội
  • nghị (0.25đ)
  • Hội nghị đã thảo luận và nhất trí với ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. (0.25đ)
  • Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng ... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam (0.25đ)
  • Ngày 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. (0.25đ)
  • Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa và mang tầm vóc như một Đại hội thành lập Đảng, đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua đường lối cách mạng Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra. (0.25đ)

Câu 2 (3 điểm) Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta phải đối mặt với những khó khăn nào? (1,25đ)

  • Về chính trị:
    • Chính quyền cách mạng mới thành lập, còn non trẻ, chưa được nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, cách mạng vẫn ở thế bị cô lập.
    • Đe doạ của giặc ngoại xâm:
      • Ở miền bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật kéo vào nước ta, theo sau là bọn Việt Quốc, Việt Cách
      • Ở miền Nam, quân đội Anh yêu cầu ta thả hết tù binh Pháp bị Nhật giam giữ, đồng thời tái vũ trang cho lực lượng này, tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.
      • Ngoài ra, trên phạm vi cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một bộ phận Nhật cùng với quân Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta. Với sự hậu thuẫn của Anh và Nhật, cộng với mưu đồ tái chiếm Đông Dương, Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam tại Nam Bộ.
  • Về kinh tế - tài chính:
    • Nền kinh tế nước ta lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nạn lụt lớn, vỡ đê, hạn hán làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn....
    • Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 đã cướp đi gần 2 triệu sinh mạng đồng bào ta chưa được khắc phục...
    • Ngân sách nhà nước trống rỗng, kho bạc chỉ có hơn 1,2 triêu đồng, chính quyền cách mạng không quản lý được Ngân hàng Đông Dương
  • Về văn hoá:
    • Tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề, các tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút đang ngày đêm hoành hành
    • Hơn 90% dân số không biết chữ ...

--> Nước ta rơi vào thế "Ngàn cân treo sợi tóc"

Anh (chị) hãy xác định khó khăn lớn nhất và nêu rõ biện pháp giải quyết của Cách mạng Việt Nam. (1,75đ)

  • Sau cách mạng tháng 8/ 1945, nước ta đối mặt với nhiều khó khăn nhưng khó khăn lớn nhất đó là sự đe doạ của giặc ngoại xâm (0,25đ)

Đấu tranh chống ngoại xâm:

  • Trước ngày 6-3-1946: Đảng ta đã có sách lược hoà hoãn với THDQ và tay sai ở miền Bắc để tập trung lực lượng đánh đuổi Pháp ở miền Nam.
    • Đối với THDQ, ta chủ trương tránh xung đột vũ trang, nhân nhượng chúng một số yêu sách về kinh tế và chính trị: Nhận cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, nhường 70 ghế...
    • Đối với quân Pháp ở miền Nam: Kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp; cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng chiến với các phong trào "Nam Tiến", "ủng hộ Nam Bộ kháng chiến".
  • Sau ngày 6/3/1946: Chủ trương hoà với Pháp để đuổi 20 vạn quân THDQ và tay sai
    • Ngày 28-2-1946 Pháp và Tưởng ký hiệp ước Hoa-Pháp, Pháp sẽ thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật ở miền Bắc nên đã đặt nhân dân ta vào hai con đường: một là, cầm vũ khí chiến đấu chống thực dân Pháp; hai là, hoà hoãn nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng đối phó với nhiều kẻ thù một lúc, đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian củng cố lực lượng cách mạng.
    • Ta chủ trương hoà với Pháp bằng việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9 (hs nêu khái quát nội dung)
  • Ý nghĩa: Việc ký Hiệp định sơ bộ và ...là chủ trương sách lược đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh. Ta đã loại trừ được một kẻ thù nguy hiểm là quân Tưởng và tay sai của chúng ra khỏi nước ta. Tranh thủ thời gian hoà bình cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.

Câu 3 (2 điểm) Thắng lợi của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam là thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Tóm tắt hoàn cảnh, kết quả và ý nghĩa:

  • Hoàn cảnh:
    • Xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta sau thắng lợi 2 mùa khô
    • Lợi dụng mâu thuẫn trong năm bầu cử tổng thống Mỹ...
  • Kết quả:
    • Đợt 1: Ta loại 147000 địch (43000 lính Mĩ), phá hủy một khối lượng lớn cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của địch
    • Đợt 2 và 3: Địch phản công ta tổn thất nhiều. Mục tiêu đề ra đạt được không đầy đủ
  • Ý nghĩa: Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố ''phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của chiến tranh cục bộ). Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pari ...mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 4 (3 điểm) Vì sao từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX lại xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây trong quan hệ quốc tế? Biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây?

Vì sao...1,0 điểm

  • Cuộc chạy đua vũ trang đã làm cho vị thế của cả Liên Xô và Mĩ đều bị suy giảm so với trước, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ đều bị thu hẹp.
  • Các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới vươn lên phát triển mạnh mẽ và trở thành những đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mĩ và Liên Xô
  • Cuộc khủng hoảng năng lượng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng đòi hỏi tất cả các nước phải liên kết với nhau để giải quyết. Trong bối cảnh đó, Liên Xô và Mĩ cần phải xem xét lại mối quan hệ của mình, cần nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đối đầu căng thẳng để đưa đất nước phát triển.

Biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây: 1.25 điểm

  • Ngày 9/11/1972, hai nước Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
  • Trong năm 1972, Liên Xô và Mĩ đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT – 1)
  • Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước, tạo ra một cơ chế để giải quyết liên quan tới hòa bình, an ninh của châu lục.
  • Từ đầu những năm 70, Liên Xô và Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao, nhất là từ năm 1985 khi Goocbachop lên cầm quyền ở Liên Xô. Nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học - kĩ thuật được kí kết. Nhưng trọng tâm là việc thủ tiêu vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang giữa hai nước.
  • Tháng 12/1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Goocbaachop và Busơ tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai bên đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

Xu thế đó tác động đến khu vực Đông Nam Á:

  • Từ cuối những năm 80, vấn đề Campuchia từng bước được giải quyết bằng giải pháp chính trị. Nhờ đó, quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện.
  • Từ giữa những năm 90, tổ chức ASEAN nhanh chóng mở rộng thành viên ra toàn khu vực, với sự tham gia của ba nước Đông Dương và Mianma.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm