Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh (Đề số 02)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh (Đề số 02) có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo mà VnDoc.com muốn gửi tới các bạn. Tài liệu này giúp các bạn luyện thêm nhiều đề thi, chuẩn bị sẵn sàng cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh (Đề số 01)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh (Đề số 03)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh

Đề thi thử Quốc gia môn Ngữ Văn

SỞ GD& ĐT TÂY NINH
TRƯỜNG THPT TÂY NINH

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (II)
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

a. Văn bản trên được tổ chức theo hình thức nào?

b. Văn bản nói về nội dung gì?

c. Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ đó?

Câu 2 (3.0 điểm)

Trong bài viết “Bàn về Facebook với học sinh” của cô Phạm Thị Loan giáo viên Ngữ Văn trường M.V.Lômônôxốp, Hà Nội, nói với học sinh trong chương trình sinh hoạt dưới cờ ngày Thứ Hai (18/3/2013) có câu: “Facebook là con dao hai lưỡi”

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên

Câu 3 (4.0 điểm)

Từ nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi (phần trích SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXBGD), anh/ chị hãy liên hệ đến lí tưởng sống của thanh niên giai đoạn hiện nay.

Đáp án đề thi thử Quốc gia môn Ngữ Văn

Câu 1 (3.0 điểm)

Yêu cầu chung

  • Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của HS, đòi hỏi HS phải huy động kiến thức đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể loại trữ tình để làm bài
  • Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của HS có thể phong phú nhưng cần nhận ra được phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu của đoạn trích, giá trị nghệ thuật và tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung đoạn trích

Yêu cầu cụ thể

a. Văn bản trên được tổ chức theo hình thức: đối đáp giữa người đi và kẻ ở (0.25đ)

b. Nội dung chính của văn bản là: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của người dân Việt Bắc và người chiến sĩ cách mạng lúc chia tay (0.5đ)

c. Các biện pháp tu từ và tác dụng của nó:

  • Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta”, “Mình về mình có nhớ không” lời hỏi nhưng không chỉ để hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó (0.25đ)
  • Từ láy “tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” có tác dụng đặc tả tâm trạng của cả người đi và kẻ ở (0.5đ)
  • Hoán dụ “Áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng nghĩa tình (0.5đ)

Câu 2 (3.0 điểm)

Yêu cầu chung

  • Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của HS, đòi hỏi HS phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài.
  • HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc; phù hợp với chuẩn mực xã hội và luật pháp quốc tế.

Yêu cầu cụ thể

1. Nêu được vấn đề nghị luận (0,25đ)

2. 1,75 điểm

  • Sơ lược về facebook: FB là mạng xã hội ảo, là một tiện ích, một mạng xã hội năng động liên tục mang đến cho con người những trải nghiệm cùng công cụ kết bạn, giao lưu, nói chuyện, tìm kiếm thông tin. (0,5đ)
  • Giải thích ý nghĩa câu nói: “Facebook là con dao hai lưỡi” có nghĩa chỉ mặt ích lợi và tác hại của facebook
  • Mặt lợi: Ngoài vai trò là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân, FB còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Nó gần giống như một cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong cuộc đời thường nhật. (0,5đ)
  • Mặt hại: (0,75đ)
    • FB hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức,… và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân
    • FB có thể liên quan đến những hành vi bạo lực, lừa gạt tình dục, lừa gạt tài sản, bắt cóc,… chẳng khác nào những hậu quả như ở Gam online, “Cứu Net”,… Nhiều kẻ đã lợi dụng FB để moi tiền những người tốt bụng, cả tin khi nhân danh kẻ đáng thương hay hội, đoàn hoạt động từ thiện
    • FB dễ gây nghiện với giới trẻ. FB kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm.

3. Bài học nhận thức và hành động (1,0đ)

  • Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của FB để không là tín đồ ngu muội của FB mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Cần hướng tới cái cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích. Hãy sống tích cực với cuộc đời thực, mở lòng với cuộc sống xung quanh.
  • Các quốc gia và các cơ quan hữu trách phải nghiên cứu để kiểm soát, quản lí nó một cách chặt chẽ hơn. Phải tăng cường giáo dục và tự giáo dục về “văn hoá trên mạng”.
  • Nhà trường, gia đình và xã hội phải quản lí, giáo dục, định hướng cho con em mình chặt chẽ, hiệu quả hơn.
  • Nhà trường và xã hội cần tạo ra những sân chơi hấp dẫn thu hút giới trẻ vào đó để họ không chỉ biết “ôm” FB.

Câu 3 (4.0 điểm)

Yêu cầu chung

  • Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của HS, đòi hỏi HS phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học; kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương để làm bài. Từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội
  • HS có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản

Yêu cầu cụ thể

A. Nêu vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm gợi nhiều suy nghĩ về lí tưởng sống của bản thân (0.5đ)

B.1. Nội dung:

  • Hình tượng nhân vật Việt: (2,0đ)
    • Tính cách trẻ con, vô tư, ngây thơ: hay giành công với chị, giấu chị như giấu của riêng, sợ ma, …
    • Tính cách gan góc, anh hùng: lúc theo mẹ đi đòi đầu ba, lúc ghi tên đi tòng quân, lúc bị thương nằm giữa chiến trường,…
    • Giàu tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình, đồng đội: thương má, thương chị Chiến, chú Năm, các anh trong đơn vị
  • Nghệ thuật: (1,0đ)
    • Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, tự nhiên, hấp dẫn
    • Ngôn ngữ đậm sắc thái Nam Bộ
    • Xây dựng tính cách nhân vật góc cạnh

2. Liên hệ lí tưởng sống của thanh niên hiện nay (1.0đ)

  • Nhiều thanh niên sống có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão cao đẹp (d/c)
  • Vẫn còn một bộ phận thanh niên sống không có lí tưởng (d/c)

C. Ý nghĩa hình tượng nhân vật. Rút ra bài học cho bản thân (0.5đ)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Văn khối D

    Xem thêm