Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương là đề thi thử đại học có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, hệ thống chương trình Sinh học lớp 12, luyện thi đại học môn Sinh được hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 trường THPT Nông Cống 4, Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắc Nông

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh lần 1 năm 2015 trường THPT Đắc Lua, Đồng Nai

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 416

Câu 1: Bệnh phêninkêto niệu do

A. thừa enzim chuyển hoá axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
B. bị rối loạn quá trình lọc axit amin phêninalanin trong tuyến bài tiết.
C. thiếu axit amin phêninalanin trong khi đó thừa tirôzin trong cơ thể.
D. thiếu enzim chuyển hoá axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.

Câu 2: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên chủ yếu của quá trình tiến hóa là

A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể B. đột biến gen
C. đột biến số lượng nhiễm sắc thể D. biến dị cá thể

Câu 3: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có 4 loại kiểu gen?

(1). AAaa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × Aaaa.

(4) Aaaa × Aa. (5) AAaa × Aa. (6) AAAa × Aa.

Đáp án đúng là:

A. (1), (3), (4). B. (1), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (3), (5), (6)

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là chung cho hiện tượng di truyền phân li độc lập và hoán vị gen?

A. Tạo điều kiện cho những gen quy định tính trạng tốt có thể tái tổ hợp tạo thành nhóm gen liên kết mới.
B. Làm xuất hiện của biến dị tổ hợp.
C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
D. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do.

Câu 5: Menden đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để:

A. Xác định các cá thể thuần chủng.
B. Kiểm tra giả thuyết nêu ra.
C. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
D. Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.

Câu 6: Ở 1 loài thực vật khi cho cây có kiểu hình quả dẹt (P) lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 25% quả dẹt: 50% quả tròn: 25% quả dài. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Cơ thể đồng hợp lặn đem lai có kiểu hình quả dài.
B. Cây quả dẹt P cho 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.
C. Nếu cho cây P tự thụ phấn thì ở F1 kiểu hình quả tròn chiếm tỉ lệ 18,75%
D. Tính trạng dạng quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Câu 7: Cho biết gen A : thân cao; gen a : thân thấp. Các cơ thể đem lai đều giảm phân bình thường. Phép lai có tỷ lệ kiểu hình 11 cao : 1 thấp là:

A. AAaa x AAaa B. AAAa x AAA C. AAaa x Aa D. AA x AAaa

Câu 8: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2)Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4)Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là

A. (2), (3). B. (1), (3) C. (2), (4) D. (1), (4)

Câu 9: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi lôcut của gen trên NST

A. Đột biến gen và đột biến lệch bội. B. Đột biến đa bội hóa và đột biến lệch bội.
C. Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn D. Đột biến lệch bội và đột biến đảo đoạn.

Câu 10: Bản chất của quy luật phân li theo Menđen là

A. Sự phân li đồng đều các alen của từng cặp alen năm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
B. Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền, giảm phân diễn ra bình thường trong quá trình hình thành giao tử.
C. Sự phân li đồng đều của các nhân tố di truyền trong mỗi cặp nhân tố di truyền.
D. Thế hệ P thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn, số lượng cá thể phân tích phải đủ lớn.

Câu 11: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này

A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.

Câu 12: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Lai khác dòng. B. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
C. Lai tế bào xôma khác loài. D. Công nghệ gen.

Câu 13: Ở người, bệnh P do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh P lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh P. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh P của cặp vợ chồng này là:

A. 1/9. B. 3/4. C. 8/9 D. 1/3

Câu 14: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa. Theo lí thuyết, ở thế hệ F3 loại kiểu gen aa chiếm tỉ lệ:

A. 60%. B. 50%. C. 65%. D. 67,5%.

Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBBDd × AaBbdd có tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình lần lượt là:

A. 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 và 9 : 3 : 3 : 1.
B. 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 và 3 : 3 : 1 : 1.
C. 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 và 3 : 3 : 1 : 1.
D. 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 và 3 : 3 : 1 : 1.

Câu 16: Câu nào trong các câu sau là không đúng?

A. Trong quá trình tổng hợp ARN, mạch ARN mới tổng hợp theo chiều 5/→ 3/
B. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, mARN được dịch mã theo chiều từ 5/ 3/
C. Trong quá trình tổng hợp ARN, mạch gốc ADN được phiên mã theo chiều 3/ 5/
D. Trong quá trình phiên mã, mạch ARN mới được tạo ra theo chiều từ 3/ 5/.

Câu 17: Cho các thông tin sau:

(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
(3) Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
(4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.

Trong 5 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 18: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da nâu là:

A. 62/64 B. 1/128 C. 1/64 D. 1/256

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh

1.D 2.D 3.A 4.B 5.B 6.C 7.C 8.C 9.C 10.C
11.B 12.B 13.A 14.D 15.B 16.D 17.D 18.A 19.C 20.B
21.A 22.C 23.B 24.A 25.C 26.A 27.A 28.A 29.B 30.A
31.A 32.B 33.C 34.D 35.B 36.C 37.D 38.D 39.C 40.C
41.C 42.A 43.D 44.A 45.A 46.B 47.D 48.B 49.D 50.A

Đánh giá bài viết
1 624
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm