Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, hệ thống kiến thức cũng như tự kiểm tra trình độ bản thân để có phương án ôn thi đại học môn Hóa được hiệu quả nhất, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia được tốt nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:……………………………... Số báo danh: ………

Mã đề thi 304

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137).

Câu 1: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng ngậm nước (CaSO4. 2H2O) gọi là

A. thạch cao sống. B. đá vôi. C. thạch cao nung. D. thạch cao khan.

Câu 2: Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n+1N (n ≥ 2). B. CnH2n+3N (n ≥ 1). C. CnH2n-1N (n ≥ 2). D. CnH2n-5N (n ≥ 6).

Câu 3: Cho phương trình hóa học sau: K2SO3 + K2Cr2O7 + KHSO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O.

Hệ số của KHSO4 và K2SO4 lần lượt là:

A. 8;1. B. 8; 8. C. 2;3 D. 1; 8.

Câu 4: Trong tự nhiên Cl có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,5. Thành phần % vê khối lượng đồng vị 37Cl trong FeCl3 là:

A. 48,46% B. 17,08%. C. 16,40%. D. 65,54% .

Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn 34,56 gam hỗn hợp KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng của Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 11,28 gam. B. 9,40 gam. C. 8,60 gam. D. 20,50 gam.

Câu 6: Cho dãy các kim loại: Ag, Zn, Fe, Cu, Cr, Sn. Số kim loại trong dãy không phản ứng với dung dịch HCl là:

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 7: Cho các cách phát biểu sau:

(1) Trong quá trình sản xuất axit H2SO4 để hấp thụ SO3 người ta dùng H2SO4 đặc.

(2) Trong công nghiệp người ta sản xuất oxi bằng cách cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl.

(3) Kim cương, than chì, fuleren và cacbon vô định hình là các dạng thù hình của cacbon.

(4) Để loại bỏ khí Cl2 trong phòng thí nghiệm dùng dung dịch NH3 loãng.

(5) SO2 là khí độc và khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và các vật liệu.

(6) Muốn pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, cần rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước.

(7) Để loại bỏ H2S ra khỏi hỗn hợp khí với H2 bằng cách cho hỗn hợp lội qua dung dịch NaOH hoặc Pb(NO3)2.

(8) Axit H3PO4 là axit mạnh vì nguyên tố P ở trạng thái oxi hóa cao nhất (+5).

(9) Thuốc thử để phân biệt O2 và O3 là KI có tẩm hồ tinh bột.

Trong các cách phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 4. B. 7. C. 3. D. 8.

Câu 8: Có 2 bình điện phân đặt nối tiếp nhau. Bình (1) chứa V lít dung dịch CuCl2 2x(M), bình (2) chứa 2V lít dung dịch AgNO3 xM. Thực hiện điện phân với điện cực trơ trong thời gian 50 phút, cường độ dòng điện 1,93A. Trộn 2 dung dịch còn lại trong hai bình điện phân xuất hiện kết tủa và trong dung dịch sau khi trộn có 0,08 mol ion Cl-. Nồng độ mol/l của mỗi dung dịch ban đầu lần lượt là:

A. 0,08/V; 0,02/V B. 0,02/V; 0,04/V. C.0,05/V; 0,04/V D. 0,08/V; 0,04/V

Câu 9: Cho hỗn hợp gồm 0,01 mol FeO và 0,02 mol Fe2O3 tác dụng với dung dịch chứa 0,14 mol HCl thu được dung dịch X. Cho X vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng thu được khí B. Số mol khí B thu được là:

A. 0,035 mol. B. 1,4 mol. C. 0,14 mol. D. 0,07 mol.

Câu 10: Nhúng một thanh Al nặng 45gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh Al ra cân nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là:

A. 0,64 gam. B. 1,28 gam. C. 2,56 gam. D. 1,92 gam.

Câu 11: Cho dãy các chất: metan, etilen, phenol, anlylclorua, etylen glicol, ancol anlylic, glucozơ, caosu buna, caosu isopren, poli(vinylclorua). Số chất tác dụng với dung dịch Br2 ở điều kiện thường là:

A. 2. B. 7. C. 5. D. 6.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:

A. 8,96. B. 4,48. C. 6,72. D. 11,2.

Câu 13: Cho X là hexapeptit Ala- Gly- Ala- Val-Gly- Val và Y là tetrapeptit Gly- Ala- Gly- Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là:

A. 73,4. B. 87,4. C. 77,6. D. 83,2.

Câu 14: C2H4O2 có 3 đồng phân mạch hở. Cho các đồng phân đó tác dụng với: NaOH, Na, AgNO3/NH3 thì số phương trình hóa học xảy ra là :

A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.

Câu 15: Cho các chất CH3CH2COOH (X); CH3COOH ( Y); C2H5OH ( Z); CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là

A. T, Z, Y, X. B. Y, T, Z, X. C. Z, T, Y, X. D. T, X, Y, Z.

Câu 16: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được là:

A. 10,8 gam. B. 108 gam. C. 216 gam. D. 21,6 gam

Câu 17: Cho hỗn hợp X gồm ancol etylic và hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na giải phóng ra 8,96 lít H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 34,88 gam este (giả thiết các phản ứng este hoá xảy ra như nhau và đạt hiệu suất 80%). Hai axit cacboxylic trong hỗn hợp là:

A. HCOOH và CH3COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.

C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. C3H7COOH và C4H9COOH

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng? Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra

A. sự khử ở cực âm. B. sự oxi hóa ở cực âm, sự khử ở cực dương.

C. sự oxi hóa ở cực dương, sự khử ở cực âm. D. sự oxi hóa ở cực dương.

Câu 19: Cho a gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ thường. Yếu tố nào sau đây không làm biến đổi vận tốc phản ứng?

A. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 2M gấp đôi thể tích ban đầu.

B. Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M.

C. Thay a gam kẽm hạt bằng a gam kẽm bột.

D. Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50oC).

Câu 20: Cho a mol chất béo X có thể cộng hợp tối đa với 4a mol Br2. Đốt hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2. Biểu thức liên hệ V, a, b là:

A. V = 22.4(4a-b). B. V = 22.4(b+7a). C. V = 22.4(b+3a). D. V = 22.4(b+6a).

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

A

11

D

21

C

31

C

41

C

2

B

12

C

22

A

32

C

42

C

3

B

13

D

23

A

33

C

43

C

4

B

14

C

24

C

34

D

44

D

5

B

15

A

25

A

35

B

45

A

6

D

15

A

26

A

36

D

46

A

7

B

17

B

27

D

37

D

47

B

8

D

18

B

28

A

38

A

48

A

9

D

19

A

29

D

39

B

49

A

10

D

20

D

30

B

40

A

50

C

Đánh giá bài viết
1 457
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm