Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên là đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập thật tốt, luyện thi đại học môn Sinh hiệu quả, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh được chắc chắn nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề 115

Họ và tên:......................................... Lớp ......... Phòng:........SBD: ...........

Câu 1: Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân li ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến thể ba (2n +1) :

A. 66,6%. B. 33,3%. C. 75%. D. 25%.

Câu 2: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tuơng ứng trên cơ thể sinh vật.

B. Trong những điều kiện sống khác nhau , chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lý rồi thành loài mới.

C. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức có cả ở động vật và thực vật.

D. Trong quá trình này nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn.

Câu 3: Chọn câu sai:

A. Cạnh tranh là một đặc điểm thích nghi của quần thể.

B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.

C. Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là ổ sinh thái của quần thể.

D. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể giúp chúng khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

Câu 4: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của cơ quan tương đồng là do:

A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển của loài.

B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.

C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.

D. Thực hiện các chức phận giống nhau.

Câu 5: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂AaBb × ♀AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?

A. 9 và 12. B. 12 và 4. C. 4 và 12. D. 9 và 6.

Câu 6: Một phân tử ADN của sinh vật khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn okazaki, đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là :

A. 59. B. 58. C. 57. D. 56.

Câu 7: Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm có 2400 nucleotit và có số nucleotit loại A gấp 3 lần số nucleotit loại G. Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hidro so với gen B. Số lượng từng loại nucleotit của alen b là:

A. A = T = 901; G = X = 299. B. A = T = 301; G = X = 899.

C. A = T = 899; G = X = 301. D. A = T = 299; G = X = 901.

Câu 8: Sự kiện quan trọng của sự phát triển giới thực vật ở kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh là:

A. Quyết thực vật bị tiêu diệt. B. Thực vật có hoa xuất hiện và phát triển.

C. Dương xỉ có hạt bị lấn át. D. Cây hạt trần giảm ưu thế.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?

A. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

B. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

C. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).

D. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).

Câu 10: Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A, B trong cùng một kiểu gen qui định hoa màu đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Lai 2 giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 thu dược toàn hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37,5% đỏ : 62,5% trắng. Kiểu gen hoa trắng đem lai với F1 là:

A. aaBb hoặc AaBb. B. Aabb hoặc aaBb. C. AAbb hoặc aaBB. D. AaBB hoặc AAbb.

Câu 11: Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để:

A. Tăng tính đa dạng sinh học trong ao.

B. Thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau.

C. Thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ.

D. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.

Câu 12: Ở người, bệnh và hội chứng nào sau đây chủ yếu gặp ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới?

1. Bệnh mù màu. 2. Bệnh máu khó đông. 3. Bệnh teo cơ. 4. Hội chứng Đao. 5. Hội chứng Caiphenter. 6. Bệnh bạch tạng. 7. Bệnh ung thư máu.

Đáp án đúng là:

A. 1,2,5. B. 1,2. C. 1,2,3,4,6. D. 3,4,5,6,7.

Câu 13: Cho các thành tựu sau:

  1. Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
  2. Tạo giống dâu tằm tam bội 3n.
  3. Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-caroten trong hạt.
  4. Tạo giống nho không hạt.
  5. Tạo cừu Đôli.
  6. Tạo cừu sản xuất protein huyết thanh của người.

Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:

A. (2) và (6). B. (1) và (3). C. (5) và (6). D. (2) và (4).

Câu 14: Mức phản ứng là :

A. Giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau.

B. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau.

C. Biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen.

D. Giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau.

Câu 15: Xét cặp gen dị hợp Aa nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Mỗi gen đều có 90 vòng xoắn. Gen A có 4 loại đơn phân bằng nhau, gen a chứa 30% Ađênin. Cho hai cây có cùng kiểu gen nói trên giao phấn, trong số các hợp tử xuất hiện loại hợp tử chứa 1980 Ađênin. Kiểu gen của loại hợp tử trên là :

A. AAaa. B. Aaaa. C. AAAa. D. AAa.

Câu 16: Cho các nhân tố sau:

(1) Biến động di truyền, (2) Đột biến, (3) Giao phối không ngẫu nhiên, (4) Giao phối ngẫu nhiên.

Có mấy nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể:

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 17: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :

(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là :

A. (1) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (3). D. (3) và (4).

Câu 18: Để phân biệt sự di truyền một tính trạng nào đó do gen trên nhiễm sắc thể thường hay gen trên nhiễm sắc thể giới tính quy định người ta sử dụng phương pháp:

A. Lai phân tích. B. Lai xa.

C. Lai thuận nghịch. D. Dùng phương pháp gây đột biến.

Câu 19: Cho biết tính trạng màu hoa do hai cặp alen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương tác kiểu bổ sung, trong đó nếu có mặt cả hai loại gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ. Nếu chỉ có một trong hai gen trội A hoặc B cho hoa vàng. Kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 0,15AABB + 0,15AABb + 0,2AaBb +0,2Aabb + 0,1aaBB + 0,2aabb = 1. Xác suất lấy ngẫu nhiên ở F2 ba cây trong đó có hai cây màu trắng là bao nhiêu?

A. 20%. B. 15%. C. 82%. D. 19,2%.

Câu 20: Một gen có 1200 nuclêôtit, khi tự sao môi trường nội bào cung cấp 37200 nuclêôtit, gen trên đã

A. Trải qua 5 lần nhân đôi liên tiếp. B. Nhân đôi 31 lần.

C. Nhân đôi tạo 31 gen mới. D. Thực hiện 31 lần sao mã.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

A

11

D

21

D

31

C

41

B

2

A

12

B

22

A

32

B

42

B

3

C

13

D

23

C

33

D

43

D

4

B

14

B

24

D

34

C

44

D

5

A

15

A

25

C

35

C

45

B

6

A

16

A

26

B

36

B

46

A

7

A

17

C

27

A

37

C

47

C

8

B

18

C

28

A

38

D

48

B

9

C

19

D

29

D

39

D

49

D

10

B

20

A

30

B

40

A

50

C

Đánh giá bài viết
1 334
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm