Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội là đề thi thử đại học môn Hóa năm 2015. Đề thi thử gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh ôn tập và làm bài hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
(Đề thi gồm 50 câu, 04 trang)

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA LẦN III NĂM 2015
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề

Mã đề: 289

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207; I = 127.

Câu 1. Trước đây, Freon được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ. Từ năm 1996, Freon đã bị cấm sử dụng, nguyên nhân chính là do khi thải vào khí quyển

A. freon phá hủy tầng ozon. B. freon gây ra hiệu ứng nhà kính.

C. freon gây ra mưa axit. D. freon gây ra hiện tượng El Nino.

Câu 2. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là

A. H2O, HCl, O2 B. Cl2, NH3, CO2 C. HCl, HF, NH3 D. HF, H2O, N2

Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li yếu

A. NaOH B. CH3COOH C. HCl D. BaCl2

Câu 4. Chất X là chất rắn, màu vàng ở nhiệt độ thường. Người ta thường sử dụng chất X để thu gom thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ. X là:

A. Silic B. Cacbon C. Photpho D. Lưu huỳnh

Câu 5. Dãy gồm các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng:

A. Fe, Cu, Ag B. Al, Fe, Cr C. Mg, Zn, Cu D. Na, Fe, Ni

Câu 6. Có bốn chất rắn riêng biệt: Na, Mg, Al2O3, Al. Thuốc thử dùng để phân biệt bốn chất trên là

A. NaOH B. Ba(OH)2 C. H2O D. HCl

Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

X không thể là chất nào sau đây:

A. Fe(OH)2 B. Fe3O4 C. FeO D. Fe2O3

Câu 8. Cho các chất sau: NaCl, Ba(OH)2, K2CO3, HCl, NaHSO4, Na3PO4. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 9. Tên của hợp chất hữu cơ có công thức CH3COOCH(CH3)2

A. propyl axetat B. Isopropyl axetat C. Metyl butirat D. Etyl fomat

Câu 10. Số đồng phân amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt glucozơ và fructozơ

B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có công thức (C6H10O5)n

C. Thủy phân saccarozơ ta thu được glucozơ và fructozơ

D. Trong dung dịch saccarozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

Câu 12. Cho các loại polime sau: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, tơ nilon-6,6

Số lượng tơ tổng hợp là:

A. 3 B.5 C.4 D.2

Câu 13. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ rằng trong phân tử phenol có sự ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm hiđroxyl:

B. C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

C. C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH +3HBr

D. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Câu 14. Dãy chất nào sau đây đều là chất gây nghiện?

A. Cocain, nicotin, cafein, thuốc phiện. B. Nicotin, etanol, moocphin, tanankan.

C. Seđuxen, etanol, paradol, pamin D. Paracetamon, cocain, moocphin

Câu 15: Một peptit có tên là Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nanopeptit có công thức viết tắt là: Arg – Pro – Pro – Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (viết tắt Phe).

A. 4 B. 3 C. 6 D. 5

Câu 16. Thực hiện các thí nghiệm sau:

  • Cho a mol NO2 tác dụng với dung dịch có a mol NaOH thu được dung dịch X
  • Cho b mol CO2 tác dụng với dung dịch có b mol NaOH thu được dung dịch Y
  • Cho c mol Cl2 tác dụng với dung dịch có 2c mol NaOH ở nhiệt độ thường thu được dung dịch Z
  • Cho d mol NH3 phản ứng với dung dịch có d mol HCl được dung dịch T.

Những dung dịch có pH>7 là

A. X, Z B. Y, Z. T C. X, Y, Z D. X, T

Câu 17. Hình vẽ bên là sơ đồ điều chế và thu khí E (không màu, độc). Công thức của E và D lần lượt là:

A. CO2 và KOH. B. SO2 và NaOH.

C. NH3 và H2SO4. D. SO2 và HCl.

Câu 18. Tiến hành các thí nghiệm sau:

  • Thủy phân tinh bột thu được hợp chất X
  • Lên men giấm ancol etylic thu được chất hữu cơ Y
  • Hiđrat hóa etilen thu được chất hữu cơ Z
  • Hấp thụ axetilen vào dung dịch HgSO4 loãng ở 80oC thu được chất hữu cơ T

Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối quan hệ giữa các chất trên. Biết mỗi mũi tên là một phản ứng

A. X → Z → T → Y B. X → Z → T → Y C. Z → T → Y → X D. T → Y → X → Z

Câu 19. Cho các chất sau: CO2, SO2, SO3, benzen, toluen, stiren, o-xilen. Số chất không làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay cả khi đun nóng là

A. 4 B. 3 C. 2 D.5

Câu 20. Dãy chất nào sau mà tất cả các chất đều khử được AgNO3/NH3:

A. Propin, đimetyl axetilen, axit axetic, glucozơ B. axetanđehit, axeton, glucozơ, etyl fomat

C. propanal, fructozơ, axetilen, natri fomat D. Glucozơ, etylfomat, propanal, fructozơ

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

D

A

C

D

C

B

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

D

A

D

C

B

B

B

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

D

A

D

B

A

B

C

B

D

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

D

A

B

C

B

B

D

C

A

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

C

C

D

A

D

B

B

C

D

C

Đánh giá bài viết
1 498
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm