Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật bám sát đề minh họa - Đề 6
Đề thi thử bám sát đề minh họa 2025 môn Kinh tế Pháp luật - Đề 6
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Kinh tế Pháp luật bám sát đề minh họa - Đề 6 để bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi gồm có 24 câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn, 4 câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Thí sinh làm bài trong thời gian 50 phút. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi để có thêm tài liệu ôn Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia nhé.
1. Đề thi thử tốt nghiệp môn Kinh tế Pháp luật
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Vai trò của chủ thể sản xuất không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển nhanh và bền vững.
B. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.
C. Quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hoá gì với số lượng bao nhiêu.
D. Sản xuất những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại sức khoẻ con người.
Câu 2: Sử dụng pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
A. đã bãi bỏ.
B. chưa cho phép.
C. cho phép làm.
D. tuyệt đối cấm.
Câu 3: Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là
A. tăng trưởng.
B. lạm phát.
C. khủng hoảng.
D. suy thoái.
Câu 4: Ý tưởng kinh doanh được xác định là cơ hội kinh doanh khi có tính bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại và có thể duy trì sản phẩm lâu dài, có tính hấp dẫn khi đảm bảo mang lại lợi nhuận và có tính cơ hội khi thời điểm kinh doanh
A. thuận lợi.
B. thành công.
C.phù hợp.
D. có lợi nhuận.
Câu 5: Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành nghề có tiêu chuẩn chức danh”. Quy định này nói đến bình đẳng giới trong lĩnh vực nào sau đây?
A. chính trị.
B. văn hóa
C. kinh tế.
D. lao động.
Câu 6: Ông K được chính quyền huyện Z cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 200 m2 đất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình ông K phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 150 m2. Khi có đủ bằng chứng về việc gia đình bà H đã lấn chiếm để mở rộng sân nhà mình, ông K yêu cầu gia đình bà H trả lại đất nhưng bà H không đồng ý. Hai bên lời qua tiếng lại rất nhiều lần, mâu thuẫn ngày càng lớn, con trai bà H đã nhiều lần thực hiện hành vi đe doạ dến tính mạng của ông K. Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ông K cần sử dụng quyền dân chủ cơ bản nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước.
C. Quyền khiếu nại của công dân.
D. Quyền tố cáo của công dân.
Câu 7: Năm 2023, GDP ước tính tăng 5,05%, xu hướng tăng trưởng tích cực. Theo đó, GDP quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý IV các năm 2012-2013 và 2020-2022 và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%). Dựa vào chỉ số GDP, năm 2023 nền kinh tế Việt Nam
A. có sự tăng trưởng kinh tế.
B. rơi vào suy thoái.
C. giảm về quy mô, sản lượng.
D. rơi vào khủng hoảng.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây là vai trò của an sinh xã hội đối với đối tượng hưởng chính sách?
A. Trợ giúp xã hội nhằm tăng thu nhập, giảm bớt khó khăn cho người yếu thế, dễ bị tổn thương.
B. Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống người dân, tăng bất bình đẳng.
C. Đóng góp vào ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, giảm thu nhập.
D. Phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần tương thân tương ái của dân ta.
Câu 9: Chị M là nhân viên buồng phòng của khách sạn Z. Khi đang dọn phòng, chị M phát hiện trong phòng 405 của một vị khách có để quên một chiếc dây chuyền bạch kim. Chị M báo lại sự việc với chị H – Trưởng bộ phận buồng phòng. Do đang cần tiền để chuộc lại chiếc xe oto mà anh K chồng chị đã đem đi cắm sau khi đánh bạc thua, chị H đã đem chiếc dây chuyền đó đi bán. Hai ngày sau, phát hiện mình bỏ quên dây chuyền tại khách sạn, chị T đã gọi điện cho anh S – giám đốc khách sạn để trình bày sự việc và yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp này, theo qui định của pháp luật chị H có quyền nào sau đây về tài sản?
A. Quyền chiếm đoạt tài sản.
B. Bồi thường thiệt hại.
C. Tôn trọng tài sản.
D. Quyền chiếm hữu tài sản.
Câu 10: Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh là nội dung của khái niệm
A. doanh nghiệp.
B. doanh nhân.
C. kinh doanh.
D. doanh số.
Câu 11: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, vì dựa vào các quy định trong Hiến pháp các luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản dưới luật khác sẽ
A. cụ thể hóa Hiến pháp.
B. chỉnh sửa lại Hiến pháp.
C. độc lập với Hiến pháp.
D. xa rời nội dung Hiến pháp.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về hình thức áp dụng pháp luật?
A. Chỉ người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền mới có thể áp dụng pháp luật.
B. Người có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật trong phạm vi họ quản lí.
C. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng là chủ thể áp dụng pháp luật.
D. Người có thẩm quyền áp dụng pháp luật khi ra quyết định căn cứ vào luật.
Câu 13: Khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới, anh B đã mạnh dạn đưa ra kiến đóng góp xây dựng. Việc làm của anh B đã thực hiện tốt quyền nào sau đây của công dân?
A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
D. Quyền lao động của công dân.
Câu 14: Tạo việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động, cung ứng nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng… thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?
A. Nhân văn.
B. Pháp lý.
C. Đạo đức.
D. Kinh tế.
Câu 15: Hành vi nào dưới đây thể hiện cạnh tranh không lành mạnh?
A. Công ty K cung cấp sản phẩm chất lượng cao kết hợp quan tâm chăm sóc, ưu đãi khách hàng.
B. Doanh nghiệp N quyết định bán sản phẩm của mình thấp hơn so với giá cả thị trường để loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
C. Công ty X quảng cáo sản phẩm khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.
D. Doanh nghiệp S tìm mọi cách mua thông tin chiến lược kinh doanh của đối thủ.
Đọc thông tin và trả lời các câu 16, 17:
Một thông tin vui đối với người lao động là từ ngày 1/1/2018, người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng Bảo hiểm xã hội hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Cụ thể, Nhà nước hỗ trợ cụ thể là bằng 30% đối với người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo, hỗ trợ 25% đối với người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo và 10% đối với các đối tượng khác.
Câu 16: Nhà nước có chính sách hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho hộ nghèo và cận nghèo là nhằm tạo điều kiện cho người dân được hưởng quyền
A. chữa bệnh miễn phí.
B. đảm bảo an sinh xã hội.
C. chăm sóc sức khoẻ.
D. bù đắp một phần thu nhập.
Câu 17: Người dân khi hưởng quyền được đảm bảo an sinh xã hội không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Tôn trọng quyền được đảm bảo an sinh xã hội của mọi người.
B. Không xâm phạm đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
C. Không làm đơn khiếu nại đến cơ quan Bảo hiểm xã hội.
D. Uỷ quyền cho người khác nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây là một trong những bước thực hiện xây dựng kế hoạch thu, chi hợp lý ở mỗi gia đình?
A. Đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần đầy đủ cho các thành viên.
B. Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình.
C. Thỏa mãn các nhu cầu của các thành viên.
D. Đảm bảo môi trường sống có lợi cho sự phát triển của các thành viên.
Câu 19: Gia đình anh K có thu nhập khá cao do kinh doanh thuận lợi, anh dự dịnh 6 năm nữa sẽ mua thêm một mảnh đất để mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, vợ chồng anh K thường xuyên chi tiêu vượt quá kế hoạch vì có thói quen tiêu xài thiếu tiết kiệm, thường mua sắm nhiều đồ xa xỉ. Để thực hiện được mục tiêu tài chính trên, gia đình anh K cần phải làm gì?
A. Sử dụng tiền tiết kiệm để cân bằng.
B.Vay mượn bạn bè, người thân để chi tiêu.
B. Thắt chặt các khoản chi cho nhu yếu phẩm.
D. Kiểm soát và cân đối được thu, chi.
Câu 20: Theo quy định của pháp luật, trường hợp nào sau đây người chồng không có quyền yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết ly hôn?
A. Người vợ đã được Toà án tuyên bố mất tích .
B. Người vợ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng.
C. Người vợ đang hưởng chế độ thai sản sau sinh.
D. Người vợ có tài sản riêng nhưng không công khai.
Câu 21: Văn Miếu – Quốc Tử Giám với hệ thống 82 bia đá tiến sỹ được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới và là Bảo vật quốc gia của nước ta. Để góp phần bảo vệ di sản văn hoá này chúng ta cần phê phán hành vi nào sau đây?
A. Tạo hệ thống hàng rào sắt xung quanh các tấm bia.
B. Xoa đầu rùa đá đội bia cầu may mắn trong thi cử.
C. Thu phí tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
D. Thắp hương xin chữ đầu năm tại Văn Miếu.
Câu 22: Nước V (thành viên của WTO) đã tính đủ, tính đúng giá thành sản xuất, chế biến, vận chuyển và các phụ thu khác vào giá thành của sản phẩm gạo chất lượng cao để bán cho nước B (cũng là thành viên của tổ chức WTO) với giá bán cao hơn giá trị thông thường. Việc làm của nước V trong thông tin trên là
A. vi phạm nguyên tắc thương mại công bằng.
B. phù hợp với nguyên tắc thương mại công bằng.
C. vi phạm nguyên tắc mở của thị trường.
D. Phù hợp nguyên tắc minh bạch của WTO.
Đọc thông tin và trả lời các câu 23, 24:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành lập ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên ngôn Bangkok với 5 thành viên ban đầu. Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với việc cam kết tuân thủ các nội dung của Tuyên bố ASEAN năm 1967. Tháng 11/2007 lãnh đạo các thành viên ASEAN đã ký thông qua Hiến chương ASEAN - đây là một văn kiện pháp lý quan trọng. Năm 2008, Việt Nam phê chuẩn Hiến chương ASEAN, mở ra một chương mới để Việt Nam thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế với các quốc gia thành viên, giúp duy trì mối quan hệ hòa bình và ổn định ở khu vực.
Câu 23: Nội dung nào sau đây nằm trong hệ thống pháp luật quốc tế?
A. Tuyên bố ASEAN năm 1967.
B. Hiến chương ASEAN.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Tuyên ngôn Bangkok.
Câu 24: Việc thiết lập và duy trì quan hệ giữa các quốc gia trên toàn thế giới cũng như trong khu vực yêu cầu các nước thành viên đều phải tôn trọng nội dung nào sau đây?
A. Pháp luật quốc tế.
B. Hiến chương Liên hiệp quốc.
C. Tuyên ngôn Nhân quyền.
D. Nguyên tắc quốc gia.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc thông tin sau:
Về kinh tế, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo GDP tăng lên 3.200 - 3.500 USD (so với mức 2.100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; năm 2014 đã có 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trên 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.052 USD/người (2014). Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2015). Hoàn thành nhiều mục tiêu thiên niên kỷ.
(Nguồn: https://dangcongsan.vn)
a) Kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm tạo tiền đề vật chất thúc đẩy các chỉ tiêu về phát triển kinh tế.
b) Thu nhập theo đầu người từ 3.500 USD giảm xuống còn 2.052 USD phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều hướng đi xuống.
c) Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng tăng là kết quả của việc thực hiện tăng trưởng kinh tế cao.
d) Với 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế là thể hiện các chỉ tiêu về tiến bộ xã hội khi nước ta phát triển kinh tế
Câu 2. Đọc thông tin sau:
Thuế được xem là khoản thu quan trọng, ổn định lâu dài. Nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước. Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy nhà nước, phần lớn được đầu tư cho văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học,…
a) Thuế là nguồn thu duy nhất của ngân sách nhà nước.
b) Hoạt động chi tiêu công của Nhà nước chính là hoạt động chi tiêu cho Bộ máy nhà nước.
c) Nguồn thu từ thuế phần lớn đầu tư cho văn hoá, y tế, giáo dục, là thể hiện vai trò của thuế.
d) Hoạt động đầu tư cho xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước trong đó có tiền thu thuế là thể hiện sự đầu tư gián tiếp trở lại cho chính người nộp thuế.
Câu 3. Đọc thông tin sau:
Từ năm 2018, ông M thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất G với ngành nghề kinh doanh dầu nhớt, phụ tùng xe gắn máy. Trong thời gian kinh doanh, ông M nhận thấy khách hàng ưa chuộng các phụ tùng xe gắn máy hiệu H và dầu nhớt hiệu K nên nảy sinh ý định làm giả sản phẩm của các thương hiệu này bán cho khách hàng để thu lợi. Ông M chỉ đạo nhân viên thiết kế các mẫu tem xác nhận hàng chính hãng và thuê người in nhiều mẫu tem để sử dụng, sau đó ông cùng vợ đến một số chợ trong khu vực tìm mua các phụ tùng xe gắn máy, dầu nhớt chất lượng kém đem về đóng gói, dán tem làm giả sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, bán ra thị trường cho khách với giá thấp hơn hàng chính hãng từ 10% – 15%. Bằng thủ đoạn đó, trong thời gian gần 2 năm, vợ chồng ông M đã sản xuất số lượng hàng giả có giá trị tương đương hàng thật hơn 750 triệu đồng, thu lợi khoảng 300 triệu đồng.
a) Hành vi làm giả hàng hóa các thương hiệu nổi tiếng để thu lợi nhuận là vi phạm quyền mở rộng kinh doanh của công dân.
b) Hành vi làm giả hàng hóa các thương hiệu nổi tiếng để thu lợi nhuận là vi phạm quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
c) Ông M cùng vợ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật của mình.
d) Ông M vừa vi phạm nghĩa vụ kinh doanh vừa vi phạm nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
Câu 4. Đọc thông tin sau:
Là Quốc gia thành viên Công ước Luật Biển 1982, ngày 12/11/1982 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam…Là một quốc gia có nhiều lợi ích gắn với biển và là thành viên có trách nhiệm của Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam luôn đi đầu và không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện Công ước, kể từ khi chấp nhận sự ràng buộc và trở thành một quốc gia thành viên của Công ước. Với chủ trương nhất quán thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Luật Biển 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. Tại các khu vực chưa phân định, Việt Nam cùng các bên đã có những biện pháp để quản lý các vấn đề trên biển cũng như đang tiến hành đàm phán, đối thoại với các quốc gia ven biển để giải quyết các khu vực chồng lấn còn lại. Việt Nam luôn đề cao mục tiêu, tôn chỉ và các quy định của Công ước, nỗ lực triển khai các biện pháp để thực thi Công ước; đồng thời kiên trì, kiên quyết yêu cầu các quốc gia khác tuân thủ các nghĩa vụ của Công ước, qua đó đóng góp vào bảo vệ trật tự pháp lý trên biển.
(Nguồn: http://biengioilanhtho.gov.vn)
a) Việt Nam xác định đường cơ sở của Quốc gia trên biển căn cứ vào Công ước Luật Biển 1982.
b) Việt Nam không đề cao mục tiêu, tôn chỉ và các quy định của Công ước.
c) Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Luật Biển 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng.
d) Việt Nam không có vai trò gì trong việc bảo vệ trật tự pháp lý trên biển.
2. Đáp án đề thi thử tốt nghiệp môn Kinh tế Pháp luật
1.A | 2.C | 3.B | 4.C | 5.D | 6.D | 7.A | 8.A | 9.D | 10.A |
11.A | 12.A | 13.A | 14.D | 15.D | 16.B | 17.C | 18.B | 19.D | 20.C |
21.B | 22.B | 23.B | 24.A |
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung