Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh GDCD Lớp 7

Địa phương nơi em sinh sống có di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó?

Câu hỏi Luyện tập trang 30 SGK GDCD 7 Kết nối tri thức

Em hãy nên một số di sản văn hóa nơi em sinh sống? Em đã làm gì để bảo vệ những di sản văn hóa đó?

3
3 Câu trả lời
  • Bắp
    Bắp

    - Địa phương nơi em sinh sống là Hà Nội. Nơi đây có nhiều di sản văn hóa, tiêu biểu là:

    + Hoàng thành Thăng Long

    + Chùa Một Cột

    + Cột cờ Hà Nội

    + Văn Miếu – Quốc Tử Giám,

    + Đền Quán Thánh, …

    - Để bảo vệ các di sản văn hóa đó, em đã làm:

    + Đi tham quan, tìm hiểu về các di sản văn hóa.

    + Không vứt rác bừa bãi khi tham quan các di sản văn hóa.

    + Tham gia làm tình nguyện quét dọn trong chùa.

    + Làm hướng dẫn viên du lịch cho các du khách trong và ngoài nước đến tham quan các di sản văn hóa.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 27/06/22
    • Bi
      Bi

      Địa phương nơi em sinh sống có di tích văn hóa Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long Được “ví von” như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời được tạo ra bởi “bàn tay” vĩ đại của “Mẹ thiên nhiên”. Tại đây, hàng loạt các đảo đá, hang động được xen kẽ nhau tạo nên một không gian vô cùng hùng vĩ và huyền bí. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn được biết đến với hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới, rạn san hô,.. vô cùng đa dạng. Chính vì những đặc trưng riêng “hiếm có khó tìm” này, năm 1994 Vịnh Hạ Long đã chính thức “ghi tên” vào danh sách di sản văn hóa thế giới.

      Em vô cùng tự hào về di tích văn hóa của quê hương. Em luôn tự nhủ với bản thân sẽ không vứt rác bừa bãi khi tham quan vịnh đồng thời chăm chỉ trau dồi và rèn luyện khả năng ngoại ngữ để mai sau có thể giới thiệu di sản văn hóa của quê hương đến với bạn bè khắp thế giới.

      0 Trả lời 27/06/22
      • Bảo Bình
        Bảo Bình

        Địa phương nơi em sinh sống có di tích văn hóa Gò Đống Đa (còn gọi là Công viên Văn hóa Đống Đa).

        Gò Đống Đa xưa kia nằm tại khu vực gần phía ngoài Kinh đô Thăng Long, thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các bãi chiến trường diễn ra trận đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

        Di tích Gò Đống Đa nguyên xưa là một trong những quả gò thuộc xứ Đống Đa. Trải qua năm tháng, trên các gò đống đó, cây cối mọc um tùm, nhiều nhất là cây đa nên nhân dân thường gọi những gò đống đó là gò Đống Đa.

        Năm 2010, nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, di tích Gò Đống Đa đã được tu bổ, tôn tạo và xây mới một số hạng mục công trình với tổng diện tích hơn 22.120,8 m2.

        Hiện tại, Gò Đống Đa bao gồm các hạng mục: Cổng, Gò Đống Đa, nghi môn, tượng đài Quang Trung, đền thờ Hoàng đế Quang Trung và các công trình phụ trợ.

        0 Trả lời 27/06/22

        GDCD

        Xem thêm