Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Cô Linh - Tiếng Anh Tiểu Học Vật Lý Lớp 9

Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều?

1.

2. So sánh máy phát điện xoay chiều và động cơ điện một chiều?

3. Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều? Ví dụ?

4. Thiết lập công thức tính Php trên đường dây tải điện. Nêu phương án giảm hao phí?

5. Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế

4
4 Câu trả lời
  • Ngọc Mỹ Nguyễn
    Ngọc Mỹ Nguyễn

    Câu 3

    Các tác dụng của dòng điện xoay chiều

    Giống như dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều cũng có các tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ. Một điểm khác với dòng điện một chiều là đối với dòng điện xoay chiều, khi dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 21/01/22
    • Bảo Ngân
      Bảo Ngân

      Câu 1

      Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristor.

      Trong kỹ thuật điện, nguồn xoay chiều được viết tắt tiếng Anh là AC (viết tắt của Alternating Current) và được ký hiệu bởi hình ~ (dấu ngã - tượng trưng cho dạng sóng hình sin).

      Trong mạch điện điện tử, sóng sin được dùng để ám chỉ điện xoay chiều đặt trên những linh kiện điện tử vì sóng Sin là một dạng sóng tuần hoàn điều hòa.

      Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
      Nguyên tắc: Khi cho một khung dây quay đều trong từ trường đều thì trong khung dây xuất hiện suất điện động cảm ứng xoay chiều. Nếu nối hai đầu khung dây với một mạch ngoài kín thì trong mạch ngoài có dòng điện xoay chiều.

      0 Trả lời 21/01/22
      • Mọt sách
        Mọt sách

        Câu 2

        - Động cơ điện một chiều là động cơ điện hoạt động với dòng điện một chiều. Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện, rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều, một phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của rotor là liên tục.

        - Máy phát điện xoay chiều có một loại là nam châm quay, cuộn dây đứng yên; loại kia thì nam châm đứng yên, cuộn dây quay. Loại có cuộn dây quay còn có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét, giúp đưa dòng điện ra ngoài dễ dàng. Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì sẽ xuất hiện dòng điện xoay chiều.

        0 Trả lời 21/01/22
        • Chít
          Chít

          Câu 5

          Cấu tạo

          Máy biến thế hay máy biến áp là thiết bị điện gồm hai hoặc nhiều cuộn dây, hay 1 cuộn dây có đầu vào và đầu ra trong cùng 1 từ trường. Cấu tạo cơ bản của máy biến thế thường là 2 hay nhiều cuộn dây đồng cách điện được quấn trên cùng 1 lõi sắt hay sắt từ ferit.

          Máy biến thế có thể thay đổi hiệu điện thế xoay chiều, tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng. Máy biến thế đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.

          Nguyên tắc hoạt động:

          Máy biến thế hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lí:

          Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường (từ trường)

          Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng (cảm ứng điện)

          Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi sắt.

          Máy biến thế không thể dùng dòng điện 1 chiều vì dòng điện một chiều không đủ công suất để chạy máy biến thế.

          0 Trả lời 21/01/22

          Vật Lý

          Xem thêm