Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

FeSO4 là chất điện li mạnh hay yếu

FeSO4 là chất điện li mạnh hay yếu được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc, hướng dẫn viết phương trình điện li FeSO4, cũng như biết cách xác định được FeSO4 là chất điện li mạnh hay yếu. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan đến Từ đó vận dụng giải bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.

Sắt Sunfat là một hợp chất muối của sắt có màu xanh tồn tại ở 2 dạng là bột hoặc tinh thể với công thức hóa học là FESO4. Bình thường hóa chất này sẽ ở trạng thái ngậm nước và có công thức như sau FESO4.7H2O.

Sắt II sunfat còn có các tên gọi khác nhau như Phèn sắt Sunfat, Sắt sunphat, Ferous Sulphate Heptahydrate, Iron(II) sulfate.

Đây là một hóa chất được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta như Nguyên liệu sản xuất phân bón, xử lý nước thải, hoặc được sử dụng chủ yếu như tiền thân của các hợp chất sắt khác.

1. FeSO4 là chất điện li mạnh hay yếu

FeSO4 là chất điện li mạnh

Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn.

Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, HClO4, H2SO4,...

Các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,...

Hầu hết các muối: NaCl, KCl, MgCl2, K2SO4, FeSO4, NaNO3,....

2. Viết phương trình điện li FeSO4

FeSO4 → Fe2+ + SO42- 

3. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. Na2SO4

B. CH3COOK

C. KClO3

D. C12H22O11

Xem đáp án
Đáp án D

Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

Loại A vì Na2SO4 là chất điện li

Na2SO4 → K+ + SO42- 

Loại B vì CH3COOK là chất điện li

CH3COOK → CH3COO− + K+

Loại C vì KClO3 là chất điện li

KClO3 → K+ + ClO3-

D đúng vì C12H22O11 không phân li ra ion khi hòa tan trong nước

Câu 2. Chất nào sau đây hòa tan trong nước là chất điện li mạnh

A. Na2SO4

B. H2S

C. H2CO3

D. Zn(OH)2

Xem đáp án
Đáp án A

Chất hòa tan trong nước là chất điện li mạnh là Na2SO4

A đúng vì Na2SO4 là chất điện li mạnh

Na2SO4 → K+ + SO42- 

Loại B vì H2S là chất điện li yếu

H2S ⇄ H+ + HS−

HS− ⇆ H+ +S2−

Loại C vì H2CO3 là chất điện li yếu

H2CO3 ⇄ H+ + HCO3

HCO3− ⇄ H+ + CO32-

Loại D vì Zn(OH)2 là chất điện li yếu

Zn(OH)2 ⇌ Zn2+ + 2OH-

Zn(OH)2 ⇌ 2H+ + ZnO22- 

Câu 3. Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là

A. KOH, KCl, H2CO3.

B. Na2S, Zn(OH)2, Na2SO4.

C. HClO4, NaNO3, Ca(OH)2.

D. H2S, K2SO4, Ca(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án C

Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là: HClO, NaNO3, Ca(OH)2.

HClO4 → H+ + ClO4-

NaNO3 → H+ + NO3-

Ca(OH)2 → Ca2+ + OH-

Câu 4. Cho các nội dung nhận định sau:

(a) Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.

(b) Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn.

(c) Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc tại trạng thái nóng chảy.

(d) Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

Số nhận định đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

Nhận định đúng là:

(a) Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.

(c) Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc tại trạng thái nóng chảy.

(d) Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

Câu 5. Vì sao dung dịch của các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện?

A. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.

B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.

C. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.

D. Do phân tử của chúng dẫn được điện.

Xem đáp án
Đáp án A

Dung dịch của các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.

Câu 6. Có 4 dung dịch riêng biệt: Na2CO3, Na2SO4, NaNO3, BaCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được mấy chất?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án D

Nhúng quỳ tím vào 4 dung dịch muối:

+ Quỳ chuyển xanh => Na2CO3

+ Quỳ không đổi màu => Na2SO4 ; NaNO3 ; BaCl2

  • Cho Na2CO3 lần lượt vào 3 dung dịch chưa nhận biết được:

+ Xuất hiện kết tủa trắng => BaCl2

+ Không hiện tượng => Na2SO4 ; NaNO3

  • Thêm BaCl2 lần lượt vào 2 dung dịch ở nhóm không kết tủa

+ Xuất hiện kết tủa trắng => Na2SO4

+ Không hiện tượng => NaNO3

Như vậy dùng quỳ tím ta có thể nhận biết được cả 4 chất.

................................

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan 

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn FeSO4 là chất điện li mạnh hay yếu. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm