Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đọc: Thư viện biết đi trang 80 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Kết nối tri thức

Giải Bài 18: Thư viện biết đi - Phần đọc trang 80, 91 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức.

Bản quyền thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Khởi động

Bức tranh vẽ cảnh gì? Mọi người trong tranh đang làm gì?

Thư viện biết đi - Phần đọc

Hướng dẫn trả lời:

- Bức tranh vẽ cảnh bên trong một thư viện rộng rãi, có rất nhiều sách.

- Các bạn nhỏ trong bức tranh đang chăm chú đọc sách, và hồ hởi trao đổi với nhau những gì mình đọc được.

Đọc văn bản

THƯ VIỆN BIẾT ĐI

Thư viện là nơi lưu giữ sách báo, nơi mọi người đến đọc sách hoặc mượn sách về nhà. Nhiều người nghĩ rằng thư viện chỉ nằm im một chỗ. Nhung trên thế giới, có rất nhiều “thư viện biết đi”.

Thư viện Lô-gô-xơ của Đức là “thư viện nổi” lớn nhất thế giới. Nó nằm trên một con tàu biển khổng lồ, có thể chở được 500 hành khách và đã từng đi qua 45 nước trên thế giới.

Ở Phần Lan, có hàng trăm “thư viện di động” trên những chiếc xe buýt cũ, chạy khắp các thành phố lớn. Ở châu Phi, một người thủ thư đã đặt thư viện trên lung một con lạc đà. Nhờ thế, những cuốn sách có thể bằng qua sa mạc để đến với người đọc.

(Hải Nam)

  • Từ ngữ:

- Di động: không ở nguyên một vị trí.

- Thủ thư: người quản lí sách của thư viện.

- Sa mạc: vùng đất có khí hậu khô, nóng, không có hoặc có rất ít cây cối.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 81 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Mọi người đến thư viện để làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà.

Câu 2 trang 81 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Những thư viện sau được đặt ở đâu?

Thư viện biết đi - Phần đọc

Hướng dẫn trả lời:

Thư viện biết đi - Phần đọc

Câu 3 trang 81 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Vì sao các thư viện kể trên được gọi là “thư viện biết đi”?

Hướng dẫn trả lời:

Các thư viện kể trên được gọi là “thư viện biết đi” bởi vì các thư viện đó không ở nguyên một vị trí, mà có thể di chuyển đến nhiều nơi khác nhau.

Câu 4 trang 81 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng gì?

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, “thư viện biết đi” giúp cho nhiều người ở các vùng đất khác nhau được tiếp xúc với nhiều cuốn sách hay và bổ ích, mà không cần phải di chuyển quá xa, hay đầu tư xây dựng.

Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1 trang 81 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

thư việnthủ thưđọctàu biển
nằm imbăng quaxe buýtlạc đà

a. Từ ngữ chỉ sự vật

b. Từ ngữ chỉ hoạt động

Hướng dẫn trả lời:

Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp như sau:

a. Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, tàu biển, xe buýt, lạc đà

b. Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc, nằm im, băng qua

Câu 2 trang 81 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Em sẽ nói gì với cô phụ trách thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý nhuãng câu nói khi muốn mượn sách ở thư viện:

- Cô ơi, em xin phép mượn cuốn truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ạ.

- Cô ơi, cuốn truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã được trả lại chưa ạ? Em muốn mượn cuốn sách đó ạ/

- Cô ơi, em có thể mượn cả hai tập của Tuyển tập truyện ngắn Thanh Tịnh được không ạ?

Thư viện biết đi - Phần đọc

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Bài 18: Thư viện biết đi - Phần viết

Trên đây là Bài 18: Thư viện biết đi - Phần đọc trang 80, 91. Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm các bài hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 2 KNTT giải SGK Tiếng Việt 2 KNTT , Tuyển tập văn mẫu lớp 2 KNTT cùng các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án chi tiết bám sát chương trình học. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
35
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức

    Xem thêm