Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức - Tiết 9,10
Ôn tập giữa học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Tiết 9,10
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 13 trang 76, 77 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức: Đọc câu chuyện sau:
Câu chuyện bó đũa
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng. Tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền lên mặt bàn rồi gọi các con lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bỏ đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được.
Người cha bèn cởi bỏ đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cũng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Theo Ngụ ngôn Việt Nam)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em như thế nào?
☐ hòa thuận | ☐ không thay đổi | ☐ không hòa thuận |
b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con?
c. Vì sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa?
d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
e. Người cha muốn khuyên các con điều gì?
g. Tìm từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của nó ở cột B.
h. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Hướng dẫn trả lời:
a. Chọn: không thay đổi
b. Người cha nghĩ ra cách dùng câu chuyện bó đũa để khuyên bảo các con về tình đoàn kết.
c. Bốn người con không bẻ gãy được bó đũa vì bó đũa rất cứng và chắc.
d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
e. Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
g. Nối như sau:
h. Sắp xếp như sau:
- Nhóm từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi
- Nhóm từ chỉ hoạt động: gọi, bẻ, đặt, nói
Câu 14 trang 77 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức: Viết 3 - 4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình.
Gợi ý:
- Đồ vật em muốn giới thiệu là gì?
- Đồ vật đó từ đâu mà có?
- Em suy nghĩ gì về ích lợi của đồ vật đó?
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo các đoạn văn sau:
a) Tả đồ chơi:
- Mẫu 1:
Chú gấu bông mà bà mua cho nhân dịp sinh nhật năm ngoái là món đồ chơi mà em quý nhất. Chú ta to bằng cái gối ngủ, toàn thân có bộ lông mềm mịn màu nâu sẫm. Đầu, thân và cả tay, chân của chú đều tròn vo rất đáng yêu. Tối nào em cũng ôm chú đi ngủ như người bạn thân nhất của mình
- Mẫu 2:
Hôm qua, bố mua cho em một bộ đồ chơi lê-gô xếp hình với một nghìn miếng ghép. Bên trong là rất nhiều các miếng ghép với kích thước, màu sắc khác nhau. Với nó em có thể thỏa thích ghép đủ các mô hình lớn, như xe tăng, rô-bốt, ngôi nhà, thuyền buồm… Em rất thích thú và yêu quý món đồ chơi này.
b) Tả đồ dùng gia đình:
- Mẫu 1:
Cái lò vi sóng ở trong bếp nhà em rất tiện lợi. Nó có hình hộp chữ nhật với cánh cửa ngang phía trước. Bên góc phía bên phải là các nút bấm để điều chỉnh thời gian, nhiệt độ của của lò. Nhờ nó, mà em có thể hâm nóng thức ăn, rã đồ ở ngăn đông nhanh chóng và tiện lợi. Em rất thích chiếc lò vi sóng của nhà mình.
- Mẫu 2:
Nhà em có một chiếc tivi rất đẹp. Đó là chiếc tivi đời mới, thuộc hãng Sony. Nó có hình chữ nhật, và siêu mỏng, trông rất sang trọng. Tivi có thể kết nối với internet để xem các chương trình trực tuyến. Đặc biệt, nó có thể tìm kiếm được bằng giọng nói cơ. Thật là tuyệt vời!
Xem thêm:
- Giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình lớp 2
- Tả đồ chơi mà em yêu thích lớp 2
- Tả đồ dùng trong gia đình lớp 2
- Tả đồ chơi hoặc đồ dùng gia đình lớp 2