Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Khoa học lớp 5 VNEN bài 21: Biến đổi hóa học

Giải Khoa học lớp 5 VNEN bài 21: Biến đổi hóa học có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Khoa học 5 tập 2 trang 12 giúp các em học sinh ôn tập chương trình học Khoa học lớp 5 học kì 2. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản bài 21 Khoa học lớp 5 VNEN

1. Liên hệ thực tế

a. Đọc thông tin (sgk trang 12)

b. Bạn có biết “mực” đó là chất gì không? Tại sao có thể nhìn thây chữ khi được hơ nóng trên ngọn lửa nhỏ?

Trả lời:

“Mực” đó là giấm. Có thế nhìn thấy chữ khi được hơ nóng trên ngọn lửa là do dưới tác dụng của nhiệt, dấm có sự biến đổi hóa học từ không màu chuyển sang có màu.

2. Khám phá bí mật

Giải Khoa học lớp 5 VNEN bài Biến đổi hóa học

Tìm hiểu bí mật viết thư:

· Chia sẻ cùng nhóm bạn: Chất gì được dùng để viết thư? Làm thế nào để dòng chữ hiện ra?

· Cùng nhau giải thích: Điều gì làm biến đổi chất ban đầu khiến bạn có thể nhìn thấy được nội dung bức thư?

Trả lời:

· Chất được dùng để viết thư là giấm. Ta chỉ cần hơ tờ giấy vừa viết lên ngọn lửa, khi tờ giấy nóng lên thì dòng chữ sẽ hiện ra.

· Sự thay đổi nhiệt độ từ bình thường sang hơi nóng của tờ giấy làm biến đổi chất ban đầu khiến cho ta có thể nhìn thấy được nội dung bức thư.

3. Làm thí nghiệm về biến đổi hóa học

a. Tiến hành thí nghiệm (sgk)

Giải Khoa học lớp 5 VNEN bài Biến đổi hóa học

b. Nhận xét: Tờ giấy trước khi cháy và sau khi cháy có sự biến đổi đặc điếm như thế nào về: màu sắc, mùi, hình dạng, ...?

c. Chia sẻ và giải thích trước lớp về sự biến đổi ở các thí nghiệm trên. Điều gì đã dẫn đến sự biến đổi đó?

Trả lời:

b. Tờ giấy trước khi cháy có màu trắng, không có mùi, có dạng hình chữ nhật. Sau khi cháy, tờ giấy biến dạng cong queo, có màu đen pha bột tro màu trắng, có mùi khét.

c. Từ các thí nghiệm trên ta thấy, nhiệt độ nóng đã dẫn đến sự viến đổi hóa học của chất.

4. Đọc và viết vào vở (sgk)

5. Đố em

· Hiện tượng tờ giấy bị xé thành những mảnh nhỏ có phải là sự biến đổi hóa học không? Tại sao?

· Hiện tượng chiếc đinh đế ngoài không khí lâu ngày bị gỉ có phải là sự biến đổi hóa học không? Tại sao?

Trả lời:

· Hiện tượng tờ giấy bị xé thành những mảnh nhỏ không phải là sự biến đổi hóa học. Giấy bị xé nhưng vẫn giừ nguyên tính chât của nó, không bị biến đổi thành chất khác.

· Hiện tượng chiếc đinh bị gỉ là sự biến đổi hóa học. Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ (ăn mòn), tính chất của đinh gỉ khác tính chất của đinh mới.

B. Hoạt động thực hành bài 21 Khoa học lớp 5 VNEN

Câu 1: Trang 14 sách VNEN khoa học 5 tập 2

a. Quan sát và đọc thông tin dưới các hình từ 10 đến 14

Giải Khoa học lớp 5 VNEN bài Biến đổi hóa học

b. Chia sẻ với bạn: Dự đoán trường hợp nào trên đây sẽ xảy ra sự biến đổi hóa học, Vì sao?

Đáp án

Những trường hợp xảy ra sự biến đổi hóa học là:

· Hình 10: Vắt chanh vào đá vôi vì trong chanh có chất a-xít chua sẽ làm cho đá vôi sủi bọt màu trắng

· Hình 12: Đổ nước vào hỗn hợp cát và xi măng đã trộn vì hỗn hợp này sẽ biến đổi sang chất khác đó là vữa.

· Hình 14: Nhai cau, trầu, vôi với nhau vì khi nhai, hỗn hợp này sẽ biến sang một chất khác có màu đỏ.

Câu 2: Trang 13 sách VNEN khoa học 5 tập 2

a. Chuẩn bị thí nghiệm

· Chọn một trong các trường hợp ở trên để tiến hành thí nghiệm.

· Đến góc học tập lấy đồ dùng và vật liệu cho thí nghiệm.

· Lấy phiếu quan sát và đọc yêu cầu

Thí nghiệm

Mô tả (trước và sau thí nghiệm)

Giải thích

1. ................

.........................................

..............................

b. Tiến hành thí nghiệm

· Thực hiện thí nghiệm được mô tả trong mục la.

· Quan sát hiện tượng xảy ra.

· Chia sẻ với các bạn điều quan sát được.

· Thống nhất ý kiến và điền thông tin vào phiếu trên đây.

c. Trả lời câu hỏi: Trong các thí nghiệm mà em đã làm, thí nghiệm nào xảy ra sự biến đổi hóa học, vì sao?

Đáp án

Thí nghiệm

Mô tả (trước và sau thí nghiệm)

Giải thích

Vắt chanh vào nước rau muống luộc

Trước thí nghiệm: Nước rau màu vàng xanh

Sau thí nghiệm: Nước rau có màu nhạt hơn, trong hơn so với ban đầu

Do chanh có chất Axit chua khi tác dụng với một số chất có trong nước luộc rau làm cho chất đó biến đổi và chuyển sang màu khác

Câu 3: Trang 16 sách VNEN khoa học 5 tập 2

Chia sẻ và thực tế:

Tìm trong thực tế và giải thích hiện tượng biến đổi hóa học khác nữa.

Đáp án

Ngâm áo màu vào thuốc tẩy, dưới tác dụng của các chất trong thuốc tẩy, phần màu nhuộm của áo bị đẩy ra ngoài, lúc này chiếc áo màu trở thành áo trắng.

C. Hoạt động ứng dụng bài 21 Khoa học lớp 5 VNEN

Câu 1: Trang 16 sách VNEN khoa học 5 tập 2

Với sự giúp đỡ của người thân, làm nước hàng từ đường.

Đáp án

Nước hàng là loại nước có màu cánh gián thường được các chị em nội trợ sử dụng để kho thịt, kho cá cho món ăn thêm phần đẹp mắt và hấp dẫn.

Cách làm nước hàng:

· Bước 1: Cho ba thìa đường vào trong một cái nồi nhỏ

· Bước 2: Đảo đều đường trên bếp cho đến khi đường tan và ngả dần dang màu cánh gián (vàng sẫm).

· Bước 3: Đổ vào hai muôi canh nước lọc, sau đó đun sôi hỗn hợp đó.

· Bước 4: Để nguội và cho vào lọ, bảo quản để dùng nấu các món ăn.

Câu 2: Trang 16 sách VNEN khoa học 5 tập 2

Tại sao không phơi quần áo màu ra nắng?

Đáp án

Không phơi quần áo màu ngoài nắng vì ánh nắng mặt trời sẽ làm cho quần áo nhanh bị bạc màu. Nhiệt độ nóng của ánh nắng làm cho màu nhuộm trên quần áo có sự biến đổi hóa học mà bay màu.

Ngoài giải bài tập Khoa học 5 VNEN bài 21: Biến đổi hóa học, VnDoc còn giúp các bạn giải VBT Khoa học lớp 5. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
31
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Khoa học lớp 5 VNEN

    Xem thêm