Giải SBT Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 8
Giải SBT Ngữ văn 8 bài 8: Nói và nghe trang 25 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Nói và nghe trang 25
Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trình bày các bước cần thực hiện khi nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó.
Trả lời:
Khi nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó, chúng ta cần thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nghe
- Bước 2: Lắng nghe và nắm bắt nội dung chính
- Bước 3: Trình bày lại những nội dung chính đã trao đổi, thảo luận
Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Cho tình huống sau:
Em được nhóm bạn mời tham gia thảo luận về vấn đề “Tác hại của rác thải nhựa và những giải pháp cấp thiết để giảm thiểu, xử lí hiệu quả rác thải nhựa trong trường học” và có trách nhiệm ghi chép nội dung thảo luận để trình bày lại cho nhóm mình nghe.
Dựa trên những gì đã học về kĩ năng nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó, em hãy thực hiện nhiệm vụ của mình trong tình huống trên.
Trả lời:
Bài viết tham khảo
Nội dung ghi chép nội dung thảo luận vấn đề “Tác hại của rác thải nhựa và những giải pháp cấp thiết để giảm thiểu, xử lí hiệu quả rác thải nhựa trong trường học”
1. Khái niệm
Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ…
2. Các nguồn tạo rác thải
Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người từ các nguồn sau:
- Các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, khu văn hóa…
- Khu dân cư, khách vãng lai, các địa điểm du lịch…
- Các thực phẩm dư thừa nilong, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy hại…
- Các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học…
- Từ sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo và nâng cấp, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…
3. Mối nguy hiểm từ chất thải nhựa
Không thể phủ nhận độ tiện dụng mà đồ nhựa mang lại cho cuộc sống con người nên chúng đã hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ những vật dụng nhỏ bé hàng ngày như: túi nilon, ống hút, hộp đựng thực phẩm... Thế nhưng, đằng sau sự tiện dụng đất là một mối nguy hại cho cả thế giới loài người.
- Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng và oxi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
- Nếu xử lý rác thải nhựa không đúng cách. Ví dụ như đốt nhựa không đúng quy chuẩn còn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đến đời sống con người và các sinh vật sống.
- Việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng "ô nhiễm trắng" và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản như: Có gần 300 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc làm tắc khí quản gây ngạt thở. Theo thống kê, bình quân trong mỗi con cá chứa khoảng 2,1 mảnh vi nhựa. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật. Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa các rác thải nhựa trôi nổi trên biển cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.
- Rác thải nhựa bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp, theo thời gian sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano, pico... Những mảnh vi nhựa này sẽ lẫn vào đất, môi trường và không khí... khiến cho các loài sinh vật biển, chính con người ăn phải, đưa chúng vào cơ thể đe dọa đến sức khỏe.
Còn riêng với những loại rác thải nhựa đốt để xử lý, sẽ sinh ra các loại khí độc bao gồm: khí dioxin, furan… ảnh hưởng rất lớn đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí gây ung thư.
Trong một số loại túi nilon có thể lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất... vì thế khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành các loại axit sunfuric gây ra mưa axit vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người và sinh vật.
Hiện nay còn có rất nhiều sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất với số lượng lớn, trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA - đây là chất độc hại và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người như vô sinh, tiểu đường thậm chí gây ung thư…
4. Các biện pháp hạn chế rác thải nhựa trong nhà trường:
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi học sinh về chất thải nhựa nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
- Phân loại rác tại nguồn. Để phân loại rác tại nguồn hiệu quả cần phân biết đúng các loại rác như sau:
+ Rác hữu cơ: thường là loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh mùi hôi thối như thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau củ,…
+ Rác vô cơ: gồm loại tái chế và không tái chế. Rác tái chế là loại rác có khả năng được tái sử dụng, có thể dùng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như giấy, bìa cát tông,… Rác không tái chế là loại rác thải đã qua sử dụng và không còn khả năng tái chế, chỉ có thể tiến hành xử lý và đưa ra ngoài môi trường.
+ Chất thải nguy hại: loại rác chứa đặc tính gây nguy hại trực tiếp như dễ cháy, gây ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ nổ, lây nhiễm (pin hỏng, acquy, đèn huỳnh quang,…)
- Thay thế túi nilong bằng túi giấy vì sử dụng túi nilon để đựng đồ, đựng thực phẩm đã thành thói quen khó bỏ của đại bộ phận người dân. Túi ni lông thường được làm từ nhựa PE và PP tái chế. Chính vì vậy, để phân hủy được 1 túi nilon phải mất hàng trăm năm, thậm chí ngàn năm. Nếu yêu môi trường hãy loại bỏ túi nilon bạn nhé. Khi đi chợ bạn có thể sử dụng túi xách, làn, thực phẩm có thể bọc từ lá chuối, sử dụng túi bằng giấy…đó là những phương pháp mà rất nhiều siêu thị lớn đang áp dụng.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ uống sử dụng cốc nhựa ống hút 1 lần. Những cốc nhựa, ống hút sử dụng một lần sẽ phải mất hàng trăm năm mới phân hủy hết. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn là cách chung tay bảo vệ môi trường. Chúng ta hãy thay thế bằng bộ đồ thìa, muỗng, nĩa làm từ bã mía, việc này góp phần hạn chế rác thải nhựa, giữ gìn sự sống xanh của trái đất.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 9
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 8 bài 8: Nói và nghe trang 25 sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức và Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.