Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải vở bài tập Lịch sử 9 bài 30

Giải vở bài tập Lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

Giải vở bài tập Lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài tập 1 trang 114-115 VBT Lịch Sử 9: Điền vào bảng kiến thức phù hợp về thành tích của Miền Bắc trong giai đoạn 1973 – 1975.

Lời giải:

Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa

Thực hiện nghĩa vụ của hậu phương Miền Bắc chi viện cho tiền tuyến Miền Nam

Thành tích

Ý nghĩa

- Nông nghiệp: sản lượng lương thực – thực phẩm tăng lên đáng kể. Việc quản lý hợp tác xã có nhiều bước tiến.

- Công nghiệp: các cơ sở công nghiệp được khôi phục, nhiều ngành công nghiệp then chốt, như: điện, than.. có bước tiến lớn.

- Hệ thống giao thông vận tải được khôi phục.

- văn hóa, giáo dục, y tế cũng nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

- 1969 – 1971, hàng chục vạn thanh niên Miền Bắc nhập ngũ, bổ sung cho các chiến trường Miền Nam, Lào, Cam-pu-chia.

- Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1.6 lần so với 3 năm trước đó.

- Sự chi viện của hậu phương Miền Bắc là một trong những nhân tố thường xuyên và có ý nghĩa quyết định đến những thắng lợi của quân dân Miền Nam.

Bài tập 2 trang 115 VBT Lịch Sử 9: Điền vào bảng kiến thức phù hợp về âm mưu và thủ đoạn của địch ở Miền Nam sau hiệp định Pa-ri 1973 về Việt Nam?

Lời giải:

Âm mưu và thủ đoạn của Đế quốc Mĩ

Âm mưu và thủ đoạn của chính quyền Sài Gòn

- Sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ buộc phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam, song, chúng vẫn giữ lại tại Miền Nam hơn 2 vạn cố vấn quân sự.

- Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gòn để duy trì cuộc chiến tranh.

- Phá hoại Hiệp định Pa-ri:

+ Huy động lực lượng quân sự lớn để tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.

+ Liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng của ta.

Bài tập 3 trang 116 VBT Lịch Sử 9: Điền kiến thức phù hợp về cột trống về nhiệm vụ, mục tiêu, thành tích chiến đấu và sản xuất của Miền Nam từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975.

Lời giải:

Nhiệm vụ - mục tiêu

Thành tích

Chiến đấu ở tiền tuyến

- Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

- Kiên quyết chống trả các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” của chính quyền Sài Gòn.

- Cuối 1974 – đầu 1975, giành thắng lợi trong chiến địch đáng đường 14 – Phước Long

Sản xuất ở vùng giải phóng

- Khôi phục và đẩy mạnh sản xuất.

- Tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng Miền Nam.

- 1973, diện tích gieo trồng ở các vùng giải phóng thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long tăng 20% so với năm 1972.

- Đóng góp của nhân dân cho cách mạng ngày càng tăng.

Bài tập 4 trang 116 VBT Lịch Sử 9: Điền vào cột bên phải những kiến thức, sự kiện nói về thất bại của địch, thắng lợi của ta trong từng chiến dịch của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.

Lời giải:

Chiến dịch

Kiến thức, sự kiện

Chiến dịch Tây Nguyên (ngày 4/3 – 24/3/1975)

- 10/3/1975, ta giành thắng lợi then chốt tại Buôn Ma Thuột → hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên rung chuyển.

- 14/3/1975, địch buộc phải toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên.

- 24/3/1975, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 – 29/3/1975)

- 26/3/1975, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng.

- 29/3/1975, toàn bộ Đà Nẵng được giải phóng.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4/1975)

- 26/4/1975, năm cánh quân của ta cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, tiến vào đánh chiếm các vị trí quan trọng trong thành phố Sài Gòn.

- 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh của chính phủ Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

- 2/5/1975, tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.

Bài tập 5 trang 117 VBT Lịch Sử 9: Điền vào cột bên phải những kiến thức đúng về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)

Lời giải:

Ý nghĩa lịch sử

Đối với dân tộc

- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Chấm dứt ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc thực dân trên đất nước ta.

- Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do, thống nhất, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đối với thế giới

- Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi, Mĩ La-ting

- Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Đế quốc Mĩ.

Bài tập 6 trang 117 VBT Lịch Sử 9: Điền vào cột bên phải những kiến thức phù hợp về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)

Lời giải:

Nguyên nhân thắng lợi

- nguyên nhân chủ quan

- Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, dũng cảm đấu tranh cho độc lập, tự do

- Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt của Đảng.

- Xây dựng được hậu phương vững mạnh (Miền Bắc), có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Nguyên nhân khách quan

- Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương

- Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới.

Bài tập 7 trang 117-118 VBT Lịch Sử 9: Sau hiệp định Pa-ri về Việt Nam, lực lượng ta và địch có sự thay đổi như thế nào? Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

Lời giải:

a. Về phía địch:

x

Sau hiệp định Pa-ri quân Mĩ và quân Đồng minh từ hơn nửa triệu (1969) rút dần về nước, sau hai tháng (đến ngày 29/3/1973) chỉ giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự.

Sau khi rút về nước, quân Mĩ không có khả năng quay trở lại và viện trợ của Mĩ cho chính quyền Sài Gòn giảm dần.

b. Về phía ta:

x

Lực lượng cách mạng ở Miền Nam không giảm mà tăng nhanh sau hiệp định Pa-ri

Hậu phương Miền Bắc sau hiệp định Pa-ri ra sức viện trợ sức người, sức của cho tiền tuyến Miền Nam.

Bài tập 8 trang 118 VBT Lịch Sử 9: Nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng Miền Nam sau khi có Nghị quyết hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng (7/1973) là gì? Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu ý trả lời đúng.

Lời giải:

x

Tất cả các ý trên đều đúng.

Bài tập 9 trang 118 VBT Lịch Sử 9: Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng? Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu ý trả lời đúng.

Lời giải:

x

Chủ trương giải phóng hoàn toàn Miền Nam được đề ra dựa trên cơ sở nhận định đúng sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa ta và địch ngày càng có lợi cho ta.

x

Đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, nhưng Đảng cũng dự kiến khả năng giải phóng sớm hơn (trong năm 1975) khi thời cơ đến nhanh bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.

x

Đảng cũng nêu sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của; giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa... để giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Ngoài các bài Giải Vở BT Lịch sử 9 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Lịch sử lớp 9, Giải bài tập Lịch sử 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Lịch Sử 9

    Xem thêm