Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 tuần 35: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 7

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 7

Ôn tập cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 3: Tiết 7 là lời giải bài tập Vở bài tập Tiếng Việt 3 tập 2 trang 83 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt 3 chuẩn bị cho các bài thi cuối học kì đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

A - Đọc thầm:

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lù lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

B - Dựa theo nội dung bài văn trên, ghi dấu x vào □ trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

□ Tả cây gạo.

□ Tả chim.

□ Tả cây gạo và chim.

Câu 2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

□ Vào mùa hoa.

□ Vào mùa xuân

□ Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

□ 1 hỉnh ảnh:………………………………….

□ 2 hình ảnh: ..............................

□ 3 hình ảnh:…………………………………..

Câu 4. Những sự vật nào trong bài văn trên được nhân hoá?

□ Chỉ có cây gạo được nhân hoá.

□ Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.

□ Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hoá.

Câu 5. Trong câu "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim", tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào?

□ Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

□ Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

□ Nói chuyện với cây gạo như nói chuyện với người.

TRẢ LỜI:

A - Đọc thầm:

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

B - Dựa theo nội dung bài vãn trên, ghi dấu x vào □ trước ỷ trả lời đúng:

Câu 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

□ Tả cây gạo.

Câu 2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

□ Vào hai mùa kế nhau.

Câu 3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

□ 3 hình ảnh:

- Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

- Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

- Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

Câu 4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?

□ Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

Câu 5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

□ Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

Ngoài ra các em luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 3 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vở bài tập tiếng Việt lớp 3 Chân trời

    Xem thêm