Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 9 - Chủ đề 9

Giáo án Giáo dục hướng nghiệp lớp 9 chủ đề 9

Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 9 - Chủ đề 9 được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục, nội dung súc tích, ngắn gọn, kết hợp với giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho tương lai ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 9

Chủ đề 9: TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp HS:

1. Hiểu được khái niệm “Thị trường lao động”, “việc làm” và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ.

2. Biết cách tìm thông tin về một số lĩnh vực nghề cần nhân lực.

3. Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo có liên quan để biết một số nghề đang phát triển mạnh; liên hệ với Phòng LĐ huyện để biết thi trường lao động ở địa phương mình.

2. Học sinh: Tìm hiểu nhu cầu lao động ở một số lĩnh vực nghề của địa phương. (xã, huyện, tỉnh); chuẩn bị mỗi nhóm lớn 1 tờ giấy A0, bút lông, nam châm từ..

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ. GV nhận xét, đánh giá chất lượng bài thu hoạch theo câu hỏi của chủ đề 4 và bổ sung cho HS những vấn đề cần nhận thức tốt hơn như:

+ Khi mô tả một nghề, nhất thiết phải thực hiện đúng và đủ 4 yêu cầu đã học. Chú ý phải chọn nghề phổ biến mới có thể thấy được mặt yêu cầu của nghề đối với người lao động và triển vọng phát triển nghề.

3. Bài mới.

3.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung cơ bản của chủ đề 5 và nêu yêu cầu cần nắm vững qua chủ đề. (theo mục tiêu cần đạt). Kết hợp kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.

3.2. Tiến trình dạy - học.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG CẦN GHI

HĐ1: Tìm hiểu khái niệm “việc làm” và “nghề”.

a) Mục tiêu: Qua tìm hiểu khái niệm về “việc làm” và “nghề”, HS tự xác định ý nghĩa của chủ trương: mỗi thanh niên tự tạo ra được việc làm trong bối cảnh của đất nước ngày nay.

b) Cách tiến hành:

- GV h/dẫn HS thảo luận:

? Có thực ở nước ta quá thiếu việc làm không? Vì sao ở một số địa phương có việc làm mà không có nhân lực?

- GV giảng mở rộng về chủ trương của Đảng và Nhà nước ta: “mỗi thanh niên phải nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn, tự tạo ra được việc làm”. “việc làm” thuộc phạm trù lao động. Có công việc gọi là công tác xã hội (vận động sinh đẻ có kế hoạch của Công đoàn), có công việc gọi là hoạt động từ thiện (quyên góp giúp đồng bào bão lụt) chứ không gọi là việc làm

? Theo em thế nào là “việc làm” và “nghề”?

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung..

c) Kết luận: GV kết luận về cách hiểu đúng khái niệm về “việc làm” và “nghề”; phân biệt giữa “việc làm” và “nghề”

HĐ2: Tìm hiểu thị trường lao động.

a) Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là thi trường lao động? Đặc điểm và ý nghĩa của thị trường lao động?

b) Cách tiến hành:

- GV giải thích và minh họa cho HS hiểu về thị trường lao động. (Theo tài liệu SGV/52)

- GV cho HS thảo luận nhóm về ý nghĩa của thị trường lao động:

? Tại sao việc chọn nghề của con người phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động?

- HS: trả lời và nhận xét, bổ sung. (chọn nghề)

- GV giải thích cho HS đặc điểm của thị trường lao động thường thay đổi khi khoa học và công nghệ phát triển.

- GV h/dẫn HS thảo luận câu hỏi:

? Vì sao mỗi người cần nắm vững một nghề và biết làm một số nghề?

- HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

. c) Kết luận: GV chốt lại khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thị trường lao động.

HĐ 3: Tìm hiểu nhu cầu lao động của một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương.

a) Mục tiêu: Qua việc tìm hiểu, giúp HS tự rút ra kết luận về việc chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp và cách tìm hiểu thị trường lao động.

b) Cách tiến hành:

- GV cho mỗi tổ cử 1 HS lên bảng trình bày kết quả tìm hiểu nhu cầu lao động của một nghề nào đó.

- HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV h/dẫn HS tự rút ra kết luận về việc chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp và tìm hiểu thị trường lao động.

c) Kết luận: Những việc làm có xu hướng phát triển trong thị trường lao động nông nghiệp và dịch vụ.

I. Bài học:

1. Khái niệm “việc làm” và “nghề”:

- Mỗi công việc trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cần đến một lao động thực hiện trong một thời gian và không gian xác định được coi là một việc làm.

- Nói đến nghề là phải nghĩ tới yêu cầu đào tạo, những hiểu biết (tri thức) nhất định về chuyên môn và những kĩ năng tương ứng.

2. Tìm hiểu thị trường lao động:

- Thị trường lao động được thể hiện như một hàng hóa, nghĩa là nó được mua dưới hình thức tuyển chọn, kí hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn…, và được bán – tức là được người có sức lao động thỏa thuận với bên có yêu cầu nhân lực ở các phương diện: tiền lương, các khoản phụ cấp, chế độ phúc lợi, chế độ bảo hiểm…

- Thị trường lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc đinh hướng việc chọn nghề của mỗi người.

- Có 3 thị trường lao động cơ bản nhất:

+ Thị trường LĐ nông nghiệp;

+ Thị trường LĐ công nghiệp;

+ Thị trường LĐ dịch vụ.

3. Nhu cầu lao động đối với một số ngành nghề ở địa phương (nông nghiệp và dịch vụ)

IV. Đánh giá kết quả chủ đề:

* GV cho HS viết thu hoạch tai lớp theo câu hỏi:

1. Theo em, hiện nay ở địa phương, những ngành nghề nào cần đến thị trường LĐ?

V. Dặn dò:

- Về nhà xem lại bài học.

- Tìm hiểu về năng lực của bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 9

    Xem thêm