Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước
Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 27
Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước là mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 5 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn.
Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 26: Tiến vào dinh Độc Lập
Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 28: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
BÀI: HOÀN THẢNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Những nét chính về cuộc bầu cử và kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI (Quốc hội thống nhất), năm 1976.
- Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mặt nhà nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời gian | Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu | Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng | Đồ dùng | |
4' 34’ | A- Kiểm tra bài cũ: - Kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào dinh Độc Lập? - Thái độ của Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn như thế nào khi quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập? - Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 - 4 – 1975 B. Nội dung hoạt động. * Giới thiệu bài: - Từ trưa 30/4/1975, miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta được thống nhất về mặt lãnh thổ. Nhưng chúng ta chưa có một nhà nước chung do nhân dân cả nước bầu ra. Nhiệm vụ đặt ra là phải thống nhất về mặt nhà nước, tức là phải lập ra Quốc hội chung. Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất diễn ra như thế nào? Quốc hội đã có những quyết định gì? ý nghĩa của sự kiện này là gì? - Nội dung bài. * Hoạt động 1: Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/4/1976. - Ngày 25/4/1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì? - Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước trong ngày này như thế nào? - Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao? - Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25/4/1976? - Tại sao ngày 25/ 4/ 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta? | * Phương pháp kiểm tra và đánh giá. - 3 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, cho điểm. - GV nêu mục đích yêu cầu, ghi bảng, HS ghi vở. * Phương pháp nêu vấn đề. - HS đọc SGK, rút ra câu trả lời. - HS lần lượt nêu ý kiến về các vấn đề trên, lớp nghe bổ sung ý kiến. | Phấn màu | |
2' | * Hoạt động 2: Nội dung quyết định của kì họp thứ nhất, quốc hội khóa VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976. - Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì? (tên nước, quy định Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, chọn thủ đô, đổi tên Sài Gòn - Gia Định). => Quốc hội còn bầu ra Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, chính phủ. Quốc hội khóa VI thể hiện điều gì? (sự thống nhất đất nước). - GV chốt: Việc bầu Quốc hội và kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên CNXH. C. Củng cố, dặn dò: - Nêu ý nghĩa LS của Quốc hội khóa VI? - Em có cảm nghĩ gì về sự kiện này? - GV nhận xét tiết học. - Về học thuộc bài, chuẩn bị bài sau: "Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình". - Sưu tầm tư liệu về nhà máy Thủy điện Hòa Bình. | *Phương pháp thảo luận nhóm. - Các nhóm (4) đọc SGK cùng nhau thảo luận để giải quyết vấn đề Gv đưa ra. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung ý kiến. - Các nhóm HS thảo luận để rút ra ý nghĩa cuộc bầu cử. - GV chốt nội dung ghi nhớ, vài HS đọc lại. |