Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Yêu Hà Nội

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Yêu Hà Nội

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Yêu Hà Nội được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, sẽ giúp quý thầy cô giáo soạn một giáo án chất lượng, hỗ trợ tốt cho việc giảng dạy trên lớp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Tìm hiểu và trò chuyện về chim

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Cánh bướm xinh

GIÁO ÁN

ĐỀ TÀI: Dạy vận động heo nhạc: Yêu Hà Nội

Nội dung kết hợp: Nghe hát bài: Quê hương

Trò chơi: Ai đoán gỏi

CHỦ ĐỀ: Quê hương đất nước

Đối tượng: 4 - 5 tuổi (Số lượng trẻ : 25 - 30 trẻ)

Thời gian: 25 - 30 phút

I. Mục đích yêu cầu

  • Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát và vận động theo đúng nhịp bài hát. Trẻ hứng thú và hưởng ứng nghe hát. Trẻ biết chơi trò chơi: Ai đoán gỏi
  • Kỹ năng: Hát diễn cảm phù hợp với tính chất giai điệu và lời ca của bài hát. Luyện kỹ năng hát vận động theo nhạc. Rèn và phát triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc.
  • Thái độ: Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc. Giáo dục yêu quý, qua đó giáo dục trẻ biết yêu qúy cảnh đẹp của đất nước

II. Chuẩn bị:

  • Địa điểm: trong lớp
  • Giáo án, đàn, đĩa nhạc bài quê hương, hình ảnh nội dung bài nghe hát, hình ảnh danh lam thắng cảnh ở Hà Nội…..
  • Nhạc cụ: trống lắc, phách tre, mõ dừa, mũ chóp kín..

III. Cách tiến hành

Thời gian

Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của trẻ

3-4 phút

12 – 15 phút

4- 5 phút

5 phút

* Hoạt động 1: Dạy vận động

- Cô tập trung trẻ: Các con ơi hôm nay nhà văn hóa thiếu nhi có tổ chức cuộc triển lãm tranh về thủ đô Hà Nội, bây giờ cô và các con cùng đi đến đấy để xem nhé.

- Cho trẻ xem một số hình ảnh về danh lam thắng cảnh ở Hà Nội và trò chuyện với trẻ. (qua đó giáo dục trẻ biết yêu qúy cảnh đẹp của đất nước)

- Các con xem đây là gì?

- Đố các con bài hát nào nhắc đến tháp rùa

-> Cô cho trẻ nghe giao điệu của bài hát “Yêu Hà Nội” và đố các con đó là bài hát gì? Do ai sáng tác?

À. Đúng rồi đó là bài hát Yêu Hà Nội, nhạc và lời: Bảo Trọng. Bây giờ cô cùng các con hát lại bài hát này nhé.

- Cô và trẻ hát lại (1-2 lần)

- Các con hát rất hay nhưng để bài hát thêm sinh động và hay hơn nữa chúng ta hãy cùng vận động vỗ tay theo nhịpbài hát này nhé.

*Dạy vận động:

- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích.Cô hát vừa phải thể hiện sự vui tươi nhịp nhàng của bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.

- Cô làm mẫu lần 2: kết hợp giải thích.

Vỗ theo nhịp là vỗ như thế nào?

À. Vỗ theo nhịp là vỗ 1 tiếng rồi mở ra.

Các con xem cô vỗ nhé

(Em kẻ nốt nhạc câu hát này nhé, nhìn vào sách nhạc vẽ và điền câu hát cho đúng)

VD: yêu hà nội cháu yêu hà nội

v v v v

(đánh v là vỗ vào , mở ra)

- Lần 3: kết hợp dụng cụ âm nhạc.

* Dạy trẻ vận đông dạy theo lớp 3 lần: 3 lần bình thường + vỗ tay theo nhịp,

Dạy theo tổ: mỗi tổ một lần hát kết hợp vỗ tay (hoặc sử dụng dụng cụ âm nhạc)

Dạy theo nhóm

Cá nhân

(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

Hoạt động 2: Nghe hát

- Cô thấy các con hát và vận động rất hay để thưởng cho các con cô sẽ hát cho các con nghe bài: quê hương, nhạc Giáp Văn Thạch - thơ Đỗ Trung Quân

- Cô hát cho trẻ nghe.

+ Lần 1: (kết hợp đàn) Giới thiệu tên bái hát, tên tác giả.

+ Lần 2: (Hát kết hợp động tác). Giảng nội dung

Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào?

Có những hình ảnh gì?

(Cô cho trẻ xem tranh vẽ nội dung bài nghe hát)

Giảng nội dung: quê hương hương là chùm khế ngọt, là đường đi học, là con diều biết, là con đò nhỏ khua nước ven sông và cũng như mỗi người chỉ 1 một mẹ thôi và quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người.

- Lần 3: cho trẻ nghe nhạc. (Nếu còn thời gian)

* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc

Tiếp theo có một trò chơi thưởng cho các con đó là trò chơi “Ai đoán giỏi”.

* Cách chơi: Cho cả lớp ngồi thành vòng tròn. Cô gọi cháu A đội mũ chóp kín, cô chỉ định 2 hoặc 3 bạn hát kết hợp gõ đệm bằng trống lắc, phách tre, mõ dừa.Đố trẻ A tên bài hát, các dụng cụ gõ đệm.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi (Cô quan sát và động viên khuyến khích trẻ chơi.)

Kết thúc: Nhận xét chung

Trẻ làm đoàn tàu đi

Trẻ trả lời: chùa một cột, lăng Bác…

TC: Tháp rùa

Trẻ trả lời

- TC: bài hát yêu hà nội, nhạc và lời: Bảo Trọng

Trẻ hát cùng cô

Trẻ chú ý lên cô

- Trẻ hát + vận động cùng cô 3 lần

- 3 trẻ hát + vận động

- Nhóm hát + vận động: 2 nhóm: bạn trai, bạn gái

Cô nhóm trẻ hát: 1-2 trẻ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi trò choi

Đánh giá bài viết
1 14.598
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp chồi

    Xem thêm