Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 11
Giáo án môn Tin học 11
Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 11: Chủ đề cấu trúc rẽ nhánh được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 11 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 11 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh.
- Học sinh biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh.
- Biết cách sử dụng đúng hai dạng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình dạng thiếu và dạng đủ.
2. Kỹ năng
- Sử dụng cấu trúc if- then dạng thiếu và đủ để giải một số bài tập đơn giản.
- Phân biệt được khi nào thì sử dụng cấu trúc if - then dạng thiếu và dạng đủ.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, thấy được sự cần thiết sử dụng câu lệnh rẽ nhánh
Năng lực hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, SGK, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
Hoạt động 1: Khởi động (05 phút) Gv: Cho bài toán giải phương trình bậc 2 ax2 + bx + c = 0. HS: Tìm nhận xét bài toán. Gv: Vậy em có nhận xét gì về các trường hợp xẩy ra với biến delta. Gv: Trong NNLT pascal thì những bài toán có trường hợp như vậy thì ta phải giải quyết bài toán bằng cách nào Hoạt động 2: Giới thiệu cấu trúc rẽ nhánh (15 phút) GV: Trình chiếu chương trình giải phương trình bậc hai trong bài thực hành 1, yêu cầu hs nhận xét kết quả chạy với d<0. HS: Chương trình báo lỗi. GV: Tại sao? HS: Vì chương trình không giải quyết được với d=0 và d<0. GV: Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để biện luận 3 trường hợp của d. GV: Nêu ví dụ thực tiễn minh họa cho tổ chức rẽ nhánh: Chiều mai nếu trời không mưa An sẽ đi xem đá bóng, nếu trời mưa thì An sẽ xem ti vi ở nhà. - Yêu cầu học sinh tìm thêm một số ví dụ tương tự. HS: Nếu đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng đội Indonesia thì sẽ được đá tiếp tranh huy chương vàng với Thái Lan, nếu không thắng Indonesia thì Việt Nam sẽ tranh huy chương đồng với Mianma. GV: Yêu cầu học sinh kết luận về cấu trúc rẽ nhánh. HS: Kết luận về cấu trúc rẽ nhánh. Hoạt động 3: Giới thiệu câu lệnh rẽ nhánh if - then (15 phút) GV: Pascal dùng câu lệnh If – then để mô tả cấu trúc rẽ nhánh. GV trình bày cú pháp của câu lệnh if then. HS: Nghe giảng, ghi bài. GV: Gọi học sinh trình bày cách thực hiện lệnh của 2 câu lệnh. - So sánh giữa 2 câu lệnh? HS: Trả lời. GV: nêu Nội dung ví dụ, gọi học sinh sử dụng cấu trúc if then để mô tả. HS: lên bảng làm. GV: lưu ý học sinh Trước từ khoá else không có dấu; Hoạt động 4: Luyện tập (10 phút) | 1.Khái niệm rẽ nhánh a) Khái niệm: Cấu trúc rẽ nhánh là cấu trúc dùng để mô tả những mệnh đề có dạng như: + Nếu …..thì….. + Nếu …..thì….. ngược lại thì Các NNLT thường cung cấp các câu lệnh để mô tả các cấu trúc rẽ nhánh như trên. b) Ví dụ: Giải phương trình bậc hai ax2 + bx +c = 0 (a 0) - Biện luận: + Nếu d <0 thì PT vô nghiệm ngược lại Nếu d = 0 thì PT có nghiệm kép ngược lại - Tính x1, x2; - Thông báo 2 nghiệm phân biệt 2. Câu lệnh If – Then a) Cú pháp j Dạng thiếu: If <điều kiện> Then <câu lệnh>; k Dạng đủ: If <điều kiện> Then < câu lệnh 1> Else <câu lệnh 2>; Trong đó: - Điều kiện: Là biểu thức quan hệ Logic. - Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là 1 câu lệnh của Pascal b) Ý nghĩa của các câu lệnh: - Dạng thiếu: Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện, nếu điều kiện sai thì không thực hiện gì - Dạng đủ: Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, nếu điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh 2. Bài tâp: Viết câu lệnh if ... then dạng thiếu để xác định số X có phải là số chẵn hay không VD 1: If (X Mod 2 = 0) Then WRITE(x,’La so chan’); VD 2: If DELTA <0 Then WRITE(‘PT Vo Nghiem’) Else WRITE(‘PT co nghiem’); VD 3: Viết điều kiện kiểm tra N có là năm nhuận? If (N mod 400 =0) or ((N mod 4 =0) and (n mod 100<>0) then write(N, ' là nam nhuan'); |