Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 25

Giáo án môn Tin học 11

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 25: Kiểu mảng được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 11 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 11 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Củng cố cho học sinh những hiểu biết về kiểu dữ liệu mảng.
  • Nâng cao kĩ năng sử dụng một số câu lệnh và một số kiểu dữ liệu thông qua việc tìm hiểu, chạy thử các chương trình có sẵn.

2. Kỹ năng

  • Hình thành các kĩ năng cơ bản làm việc với kiểu mảng (một chiều) trong lập trình: Khai báo mảng, nhập dữ liệu cho mảng, đưa ra màn hình chỉ số và giá trị các phần tử của mảng, duyệt qua tất cả các phần tử của mảng để xử lý từng phần tử
  • Vận dụng kiến thức về mảng một chiều để xây dựng chương trình của một số bài toán đơn giản.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: Giáo án, SGK, sách giáo viên.
  • Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng viết chương trình của thuật toán trao đổi?

3. Tiến trình bài học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài 1 (20p)

GV: Chia HS thành 4 nhóm (lấy HS theo tổ trong lớp)

GV: Giới thiệu bài 1 cho HS đọc đề:

- Yêu cầu HS xác định dữ liệu đầu vào, đầu ra.

HS: Xác định thông tin vào, ra của bài toán.

GV: Yêu cầu HS phân tích bài toán, viết các đoạn chương trình thực hiện việc khai báo, nhập mảng A, kiểm tra một phần tử có là chẵn hay không? (Thực hiện theo nhóm)

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

GV: Cho HS ghép các đoạn lệnh tạo nên chương trình.

GV: Nhận xét và cho điểm HS

GV: cần phải khai báo hằng nmax không?

HS: không.

à var A: array[1..100] of integer;

Hoạt động 2: Mô phỏng việc thực hiện chương trình (10p)

GV: Câu lệnh: s:=s + A[i]; được thực hiện bao nhiêu lần?

HS: bao nhiêu là tùy theo mảng A có bao nhiêu phần tử.

HS: quan sát và trả lời câu hỏi của GV.

GV: Yêu cầu HS chạy thử chương trình với dãy số : 2 4 1 5 7 0 9 11 1 15

HS: Chạy thử chương trình.

Kết quả: tong cua day so la: 55

GV: Hướng dẫn HS dùng thêm biến đếm d kiểu nguyên để lưu số chữ số chẵn của dãy. Giá trị khởi đầu d là bao nhiêu?

HS: var d: integer;

Khởi tạo d:=0

GV: Yêu cầu HS chạy thử chương trình với dãy số: 2 4 1 5 7 0 9 11 1 15

HS: Chạy thử chương trình.

Kết quả: so chu so chan cua day so la: 3

Bài 1: Viết chương trình nhập vào dãy n số(n ≤ 100):

a) Hiển thị dãy số ra màn hình.

b) Tính tổng các số trong dãy và đưa kết quả ra màn hình.

c) Kiểm tra trong dãy có bao nhiêu chữ số chẵn.

Chương trình:

program Bài 1;

uses crt;

const nmax=100;

var A: array[1..nmax] of integer;

n,i: Integer;

begin

clrscr;

{nhập mảng}

write(‘Nhap so phan tu cua day n = ‘);

readln(n);

for i:=1 to n do

begin

writeln(‘nhap phan tu thu’,i);

readln(A[i]);

end;

{hiển thị}

for i:=1 to n do

write(‘A[’,i,’]=’,A[i]:5);

{tính tổng}

for i:=1 to n do

S:=S+A[i];

Writeln(‘tong cua day so la:’,S);

readln

end.

{kiểm tra dãy có bao nhiêu số chẵn}

d:=0;

for i:=1 to n do

if A[i] mod 2=0 then d:=d+1;

Writeln(‘so chu so chan cua day so la:’,d);

Readln;

End.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tin học lớp 11

    Xem thêm