Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 27

Giáo án môn Tin học 11

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 27: Bài thực hành số 3 được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 11 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 11 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Củng cố cho học sinh kiến thức kiểu mảng.
  • Mô tả được cách khai báo, tham chiếu đến các phần tử của mảng, cách nhập xuất các phần tử của mảng.
  • Biết giải một số bài toán tính toán, tìm kiếm đơn giản trên máy tính.

2. Kỹ năng: Nâng cao kỹ năng sử dụng một số câu lệnh và một số kiểu dữ liệu thông qua việc tìm hiểu, chạy thử các chương trình có sẵn.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: Giáo án, SGK, sách giáo viên, phòng máy, máy chiếu.
  • Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình thực hành.

3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Thực hành bài 1 phần a (25p)

GV: Giới thiệu nội dung thực hành:

GV:Yêu cầu học sinh tìm hiẻu và chạy thử chương tình ở câu a, sách giáo khoa, trg 63.

HS: Tìm hiểu và chạy thử chương trình trên máy:

GV: Chiếu chương trình lên bảng.

GV: - Myarray là tên kiểu dữ liệu hay tên biến?

- Vai trò của nmax và n có gì khác nhau?

- Dòng lệnh nào để tạo biến mảng A?

HS: - Tên kiểu dữ liệu.

- nmax là số phần tử tối đa có thể chứa của biến mảng A, n là số phần tử thực tế của A

- Dòng lệnh nào để tạo biến mảng A?

- Lệnh khai báo kiểu và khai báo biến.

GV: Thực hiện chương trình để học sinh thấy kết quả.

- Hỏi:Lệnh gán a[i]:=random(300) – random(300) có ý nghĩa gì?

GV: Lệnh For i:=1 to n do Write(A[i]:5);có ý nghĩa gì?

GV: Lệnh For – Do cuối cùng thực hiện nhiệm vụ gì?

GV: Lệnh s:=a+a[i]; được thực hiện bao nhiêu lần?

GV: Thực hiện lại chương trình và yêu cầu HS thực hiện trên máy.

HS: Thực hành trên máy.

Hoạt động 2: Làm bài tập 1 phần b (15p)

GV: Sửa chương trình câu a để được chương trình giải quyết bài toán ở câu b

- Chiếu lên màn hình các lệnh cần thêm vào chương trình ở câu a

HS: Quan sát và chú ý theo dõi các câu hỏi của giáo viên

GV: Quan sát các lệnh và suy nghĩ vị trí cần sửa trong chương trình câu a

GV: Ý nghĩa của biến Posi và neg?

- Hỏi: Chức năng của lệnh:

If a[i] >0 then posi:=posi+1

else if a[i] <0 then neg:=neg+1;

HS: Dùng để lưu số lượng đếm được.

- Đếm số dương hoặc đếm số âm

GV: Yêu cầu học sinh thêm vào vị trí cần thiết để chương đếm được số

HD: Chỉ ra vị trí cần thêm vào trong chương trình.

- Lưu chương trình. Thực hiện chương trình và thông báo kết quả

Bài 1: Tạo mảng A gồm n (n<=100) số nguyên, mỗi số có giá trị tuyệt đối không vượt quá 300. Tính tổng các phần tử của mảng là bội số của một số nguyên dương k cho trước.

=> Chương trình:

Program Sum 1;

Uses Crt;

Const nmax:=100;

Type Myarray = Array[1..nmax] of integer;

Var A:myarray;

s, n, i, k:integer;

Begin

Clrscr;

Randomize;

Write(‘nhap n=’);

readln(n);

For i:=1 to n do a[i]:=random(301) – random(301);

For i:=1 to n do Write(A[i]:5);

Writeln;

Write('nhap k=’);

readln(k);

s:=0;

For i:=1 to n do

if a[i] mod k=0 then s:=s+a[i];

Write(‘tong can tinh la’,s);

readln;

End.

b) Thêm vào chương trình ở câu a

Posi, neg:integer;

Posi:=0;neg:=0;

If a[i] >0 then Posi:=posi+1

Else if a[i] <0 then neg:=neg+1;

Write(posi:4,neg:4);

để được chương trình đếm số lượng các số âm và các số dương.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tin học lớp 11

    Xem thêm