Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 23

Giáo án môn Tin học 11

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 23: Kiểu mảng được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 11 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 11 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Hiểu được khái niệm kiểu dữ liệu có cấu trúc.
  • Biết được khái niệm, vai trò của mảng một chiều.
  • Mô tả được cách khai báo, tham chiếu đến các phần tử của mảng một chiều, cách nhập xuất các phần tử của mảng một chiều.

2. Kỹ năng: Xây dựng được chương trình của một số bài toán đơn giản có sử dụng cấu trúc mảng một chiều.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: Giáo án, SGK, sách giáo viên.
  • Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Tiến trình bài học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của mảng một chiều (15 phút)

GV: Yêu cầu học sinh đọc bài toán nhiệt độ trong sách.

HS: Đọc bài.

GV: Dựa vào những kiến thức đã học, nêu ý tưởng để giải bài toán.

HS: Nêu ý tưởng bài toán.

GV: Với cách làm trên, em hãy nhận xét với trường hợp giải quyết số ngày của một năm.

HS: Nêu nhận xét.

GV: Để khắc phục được những nhược điểm trên ta sử dụng mảng một chiều.

Để hiểu khái niệm mảng một chiều, em hãy nhận xét về các biến nhiệt độ của 7 ngày trong tuần.

HS: Nhận xét:

- Các biến đều chung đặc điểm: đều biểu diễn nhiệt độ, cùng kiểu dữ liệu real.

- Các biến phân biệt nhau bới chỉ số các phần từ.

GV: => KL: Khái niệm mảng một chiều.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các thao tác với mảng một chiều (25 phút)

GV: Trình bày cú pháp khai báo mảng một chiều.

HS: Nghe giảng, ghi bài.

GV: Yêu cầu học sinh nêu ví dụ khai báo mảng.

HS: Var T: array[1..7] of real;

HS: Ví dụ: T[6].

GV giới thỉệu cách tổng quát để nhập xuất các phần tử của mảng một chiều.

HS: Nghe giảng, ghi nhớ.

GV: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bải toán trên sử dụng mảng một chiều.

HS: làm bài tập.

GV: Trình chiếu chương trình chuẩn có giải thích cho học sinh quan sát.

1. Kiểu mảng một chiều

a) Ví dụ: SGK trg 53.

* Ý tưởng:

- Sử dụng 7 biến để lưu nhiệt độ của bảy ngày trong tuần.

- Dùng 7 câu lệnh rẽ nhánh để so sánh nhiệt độ của 7 ngày trong tuần với nhiệt độ trung bình tính được.

* Nhận xét: Với số lượng ngày nhiều (VD: Số ngày của một năm..) thì cách làm trên chương trình sẽ dài, khó theo dõi.

a) Khái niệm mảng một chiều:

- Là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu. Mảng được đặt tên và mỗi phần tử của nó có một chỉ số.

b) Khai báo mảng một chiều: (khai báo trực tiếp)

Var <tên biến mảng>: array[Kiểu chỉ số] of < kiểu phẩn tử>;

Trong đó:

- Kiểu chỉ số là đoạn số nguyên liên tục có dạng n1.. n2.

- Kiểu phần tử là kiểu các phần tử của mảng.

c) Tham chiếu đến các phần tử.

<Tên biến mảng>[Chỉ số]

d) Nhập các phần tử của mảng một chiều (gồm n phần tử)

For i:=1 to n do

Begin

Write('Nhap A[',i,']=');

Readln(A[i]);

End;

e) Xuất các phần tử của mảng ra màn hình.

For i:= 1 to n do write(A[i]:4);

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tin học lớp 11

    Xem thêm