Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 4

Giáo án môn Tin học 11

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 4: Cấu trúc của chương trình được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 11 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 11 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
  • Biết được cấu trúc chung của một chương trình và các thành phần của ngôn ngữ lập trình.
  • Liệt kê được một số kiểu dữ liệu chuẩn trong Pascal.
  • Biết được cách khai báo biến và một số lưu ý khi đặt tên biến.

2. Kỹ năng

  • Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản.
  • Phân biệt được các kiểu dữ liệu chuẩn.
  • Thực hiện được khai báo biến cho các chương trình đơn giản.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: Giáo án, SGK, sách giáo viên.
  • Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Tiến trình bài học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Giới thiệu cấu trúc chương trình và các thành phần của chương trình (20 phút)

GV: Thuyết trình đưa ra cấu trúc chung của chương trình:

HS: Lắng nghe, ghi chép

GV: Thuyết trình đưa ra kiến thức

HS: Lắng nghe, ghi chép.

GV: Mỗi ngôn ngữ lập trình có cách khai báo khác nhau và tùy thuộc vào ngôn ngữ mà ta cần tìm hiểu xem trong chương trình ta cần khai báo những gì.

GV: Thư viện chương trình thường chứa những đoạn chương trình lập sẵn giúp người lập trình thực hiện một số công việc thường dùng.

GV: Lấy một ngôn ngữ lập trình mới nhất hiện nay, chẳng hạn Visual Basic.NET, lấy một số lệnh để học sinh thấy được sự tiện dụng khi sử dụng thư viện.

GV: Khai báo hằng có tác dụng gì?

HS: Khai báo hằng là việc đặt tên cho hằng để tiện khi sử dụng và tránh việc phải viết lặp lại nhiều lần cùng một hằng trong chương trình. Khai báo hằng còn tiện lợi hơn khi cần thay đổi giá trị của nó trong chương trình.

GV: Lập trình bằng ngôn ngữ nào cần tìm hiểu cách khai báo hằng của ngôn ngữ ấy.

GV: Mỗi ngôn ngữ lập trình có cách tổ chức chương trình khác nhau, thường thì phần thân chứa các câu lệnh của chương trình.

Hoạt động 2: Giới thiệu một số ví dụ đơn giản (05 phút)

GV: Cho học sinh quan sát 2 chương trình trong 2 ngôn ngữ khác nhau là Pascal và C++.

HS: Quan sát và nhận xét về cách viết của hai chương trình trong 2 ngôn ngữ khác nhau.

Hoạt động 3: Giới thiệu một số kiểu dữ chuẩn (15 phút)

GV: Khi cần viết chương trình quản lý học sinh cần xử lý thông tin ở những dạng nào?

HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV

GV: Phân tích câu trả lời của học sinh, đưa ra một vài dạng thông tin như sau:

- Họ tên học sinh là những thông tin dạng văn bản hay là dạng ký tự.

- Điểm của học sinh là các thông tin các số thực.

- Số thứ tự của học sinh là các số nguyên.

- Một số thông tin khác lại chỉ cần biết chúng là đúng hay sai.

GV: Ngôn ngữ lập trình nào cũng đưa ra một số kiểu dữ liệu chuẩn đơn giản, từ những kiểu đơn giản này ta có thể xây dựng thành những kiểu dữ liệu phức tạp hơn.

- Với mỗi kiểu dữ liệu người lập trình cần ghi nhớ tên kiểu, miền giá trị và số lượng ô nhớ để lưu một giá trị thuộc kiểu đó.

- Trong lập trình nói chung thì kiểu kí tự thường là tập các kí tự trong các bảng mã kí tự, mỗi kí tự có một mã thập phân tương ứng. Để lưu các giá trị là kí tự thì phải lưu mã thập phân tương ứng của nó .

GV: Đặt câu hỏi: Em biết những bảng mã nào?

HS: sử dụng bảng mã ASCII cho kiểu kí tự.

Kiểu logic là kiểu chỉ có 2 giá trị đúng – sai.

GV: Trình bày cú pháp khai báo biến, ví dụ.

HS: Nghe giảng, ghi bài.

GV: Yêu cầu học sinh khai báo biến cho một số bài toán đơn giản.

HS: Lên bảng.

GV: Theo em khi khai báo biến ta phải quan tâm tới những vấn đề gì?

HS: Nêu các chú ý khi đặt tên biến

I. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

1. Cấu trúc chung

[<Phần khai báo>]

<Phần thân>

2. Các thành phần của chương trình

a. Phần khai báo

Khai báo tên chương trình

CP: Program <tên chương trình>;

- Tên chương trình do người lập trình tự đặt theo đúng quy tắc đặt tên.

Ví dụ: Program Bai_1;

Program Tong;

Khai báo thư viện:

CP: Uses <tên thư viện>;

- Trong ngôn ngữ C++:

#include<Tên tệp thư viện>

Ví dụ: Trong Turbo Pascal: Uses CRT, GRAPH;

Trong VISUAL STUDIO 2005:

Imports System.Xml

Khai báo hằng:

- Những hằng sử dụng nhiều lần trong chương trình thường được đặt tên cho tiện khi sử dụng.

Ví dụ:

Trong Pascal:

Const N = 100;

e = 2.7;

Trong C++:

Const int N = 100;

Const float e = 2.7

Khai báo biến:

- Mọi biến sử dụng trong chương trình đều phải khai báo để chương trình dịch biết để xử lý và lưu trữ.

Phần thân chương trình:

- Thân chương trình thường là nơi chứa toàn bộ các câu lệnh của chương trình hoặc lời gọi chương trình con.

Ví dụ: Trong ngôn ngữ Pascal

Begin

[<Các câu lệnh>]

End.

3. Ví dụ chương trình đơn giản

Xét hai chương trình đơn giản trong 2 ngôn ngữ khác nhau sau đây:

Chương trình 1: Trong ngôn ngữ Turbo Pascal

Program VD;

Begin

Write(‘Chao cac ban’);

Readline;

End.

Chương trình 2: Trong ngôn ngữ C++

#include<stdio.h>

Main()

{

Printf(“Chao cac ban”);

}

II. Một số kiểu dữ liệu chuẩn

1. Kiểu số nguyên

Kiểu

Số Byte

Miền giá trị

BYTE

1

0 … 255

INTEGER

2

-215 … 215 - 1

WOR

2

0 … 216 - 1

LONGINT

4

-231 … 231 - 1

2. Kiểu thực

Tên kiểu

Miền giá trị

Số Byte

REAL

0 hoặc nằm trong (10-38 à 1038)

6

EXTENDED

0 hoặc nằm trong (10-4932 à 104932)

10

3. Kiểu kí tự

- Tên kiểu: CHAR

- Miền giá trị: Là các kí tự trong bảng mã ASCII gồm 256 ký tự

- Mỗi ký tự có 1 mã tương ứng từ 0 đến 255

- Các kí tự có quan hệ so sánh, việc so sánh dựa trên mã của từng kí tự.

Ví dụ: Trong bảng mã ASCII, các kí tự trong bảng chữ cái tiếng Anh xếp liên tiếp vối nhau, các chữ số cũng xếp liên tiếp, cụ thể: A mã 65; a mã 97, 0 mã 48

4. Kiểu logic

- Tên kiểu: Boolean

- Miền giá trị: Chỉ có 2 giá trị là TRUE (Đúng) hoặc FALSE (Sai)

- Khi viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình nào thì cần tìm hiểu đặc trưng của các kiểu dữ liệu của ngôn ngữ đó.

II. Khai báo biến

1) Cú pháp:

Var <danh sách biến>: <kiểu số liệu>;

Trong đó:

+ Danh sách biến: tên các biến cách nhau bởi dấu phẩy

+ Kiểu dữ liệu: là một kiểu dữ liệu nào đó của ngôn ngữ Pascal

2) Chú ý:

- Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của nó.

- Không nên đặt tên quá ngắn hay quá dài, dễ dẫn tới mắc lỗi hoặc hiểu nhầm.

- Kb biến quan tâm đến phạm vi giá trị.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tin học lớp 11

    Xem thêm