Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 15

Giáo án môn Tin học 11

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 15: Cấu trúc lặp được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 11 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 11 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán..
  • Phân biệt được 2 loại lặp là: lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
  • Mô tả được cấu trúc của lệnh lặp For- Do trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

2. Kỹ năng

  • Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp với số lần biết trước.
  • Sử dụng được lệnh lặp For để lập trình giải quyết được một số bài toán đơn giản.
  • Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: Giáo án, SGK, sách giáo viên, máy chiếu.
  • Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Tiến trình bài học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Giới thiệu cấu trúc lặp (15 phút)

GV: Lấy ví dụ thực tế về các thao tác phải lặp đi lặp lại nhiều lân: Bài toán gửi tiền tiết kiệm.

HS: Nghe giảng.

GV: Đưa ra 2 bài toán tính tổng.

Yêu cầu học sinh nhận xét về qui luật tính? So sánh cách giải của 2 bài toán.

HS: Suy nghĩ, đưa ra nhận xét.

GV đưa ra kết luận:Pascal cho phép sử dụng cấu trúc lặp để mô tả những thao tác lặp lại nhiều lần.

GV: Cấu trúc lặp có mấy dạng?

HS: Trả lời.

GV: Nhận xét, tổng kết.

HS: Nghe giảng, ghi bài.

Hoạt động 2: Giới thiệu câu lệnh lặp For -Do (30 phút)

GV: Hướng dẫn học sinh thuật toán giải bài toán 1 dưới dạng tổng 1a.

HS: Suy nghĩ, đưa ra lời giải.

GV: Gọi học sinh xác định thuật toán 1b.

HS: trả lời.

GV: Trình bày cú pháp câu lệnh For- Do ở 2 dạng.

HS: Nghe giảng, ghi bài.

GV: Nêu cách thực hiện lệnh?

HS: Trả lời.

GV: Gọi học sinh lên bảng viết câu lệnh For - Do tính tổng S.

HS: Lên bảng thực hiện.

GV: Trình chiếu chương trình cài đặt thuật toán tính tổng 1a, tổng 1b.

Thực hiện chạy chương trình trên máy cho học sinh quan sát.

HS: Quan sát.

GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ 2

HS: Nghiên cứu SGK.

GV nhấn mạnh: Với các bài toán tính tổng theo qui luật giá trị của tổng khởi tạo thường bằng 0.

Với bài toán tính tích theo qui luật, tích phải khởi tạo giá trị bằng 1.

HS: Nghe giảng, ghi bài.

1. Lặp

a) Xét 2 bài toán tính tổng với aZ, a>2

· Bài toán 1:

S=

· Bài toán 2:

S= cho đến khi.

b) Nhận xét cách giải:

· Giống nhau: Qui luật tính

- Xuất phát, S được gán giá trị 1/a;

- Tiếp theo, thực hiện lặp lại thao tác cộng vào S một giá trị là 1/(a+N) với N=1,2,3,4....

· Khác nhau:

- Bài toán 1: Số lần thực hiện thao tác lặp là 100 (N=100).

- Bài toán 2: Thực hiện lặp lại thao tác cho đến khi .

c) Kết luận:

· Cấu trúc lặp: dùng để mô tả thao tác lặp (là những thao tác phải thực hiện lặp đi lặp lại một số lần).

· Cấu trúc lặp có 2 dạng:

- Lặp với số lần biết trước.

- Lặp với số lần không biết trước.

2. Lặp với số lần biết trước và câu lệnh For - Do

a) Thuật toán bài toán 1:

· Tổng 1a:

Bước 1: S 1/a; N0;

Bước 2: N N+1;

Bước 3: Nếu N> 100 thì đưa ra tổng S rồi kết thúc.

Bước 4: S S+1/(a+N) rồi quay lại bước 2.

· Tổng1b;

Bước 1: S 1/a; N101;

Bước 2: N N-1;

Bước 3: Nếu N<1 thì đưa ra tổng S rồi kết thúc.

Bước 4: S S+1/(a+N) rồi quay lại bước 2.

b) Cú pháp câu lệnh For - Do

· Dạng For tiến

For <biến đếm>:= <GTĐ> to <GTC> Do

<Câu lệnh>;

· Dạng For lùi

For <biến đếm> := <GTC> Downto <GTĐ> Do

<Câu lệnh>;

Trong đó:

- GTĐ, GTC cùng kiểu với biến đếm.

- Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hoặc ghép.

- Biến đếm là biến đơn thuộc kiêu nguyên.

c) Cách thực hiện lệnh:

Ứng với mỗi giá trị của biến đếm câu lệnh sau Do được thực hiện 1 lần.

d) Ví dụ:

· Ví dụ 1: Chương trình tính tổng bài toán 1

+ For tiến:

For N:= 1 to 100 do

S:= S+1/(a+N);

+ For lùi:

For N:= 100 Downto 1 do

S:= S+1/(a+N)

· Ví dụ 2: SGK trg 45.

Đánh giá bài viết
1 748
Sắp xếp theo

    Giáo án Tin học lớp 11

    Xem thêm