Giáo án Sinh học lớp 11 bài 28: Điện thế nghỉ
Giáo án môn Sinh học lớp 11
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 28: Điện thế nghỉ để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm điện thế nghỉ.
- Trình bày được khái niệm điện thế nghỉ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Hiểu được bản chất của điện tế bào - là cơ sở giải thích các hiện tượng sinh lí
CHUẨN BỊ:
Hình vẽ: 28.1, 28.2, 28.3 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- SGK tìm tòi.
- Vấn đáp gợi mở.
- Trực quan tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung ghi bảng |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Nhóm sinh vật nào có Hệ TK dạng ống? + Đặc điểm của Hệ TK dạng ống ? + Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, hãy hệ thống bằng sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống. TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động của Hệ TK dạng ống TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 28, hình 28.2 SGK trả lời câu hỏi + Cơ chế hình thành điện thế nghỉ? + Ở bên trong tế bào, loại ion dương nào có nồng độ cao hơn và loại ion dương nào có nồng độ thấp hơn? + Loại ion dương nào đi qua màng tế bào và nằm sát lại mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích âm? TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận | I. ĐIỆN THẾ NGHỈ 1. Thí nghiệm: Dùng 2 điện cực (vi điện cực) nối với một điện kế cực nhạy, đặt 1 điện cực ở mặt ngoài màng của một nơron, còn điện cực thứ hai đâm xuyên qua màng vào mặt trong màng tế bào. Kim của điện kế lệch đi một khoảng, chứng tỏ có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng. 2. Khái niệm điện thế nghỉ: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch hiệu điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài màng điện dương II. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ Điện thế nghỉ chủ yếu được hình thành do 3 yếu tố sau: + Sự phân bố ion ở 2 bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào. + Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion. + Bơm Na - K Sở dĩ có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng sinh chất của nơron như trên vì có sự khác nhau về nồng độ giữa dịch mô và dịch bào, nồng độ trong dịch bào lớn hơn ngoài dịch mô còn thì ngược lại, nên có xu hướng di chuyển ra ngoài màng và lại có xu hướng di chuyển vào trong màng theo chiều građien nồng độ. Ở trạng thái nghỉ, màng sinh chất chỉ có tính thấm chọn lọc đối với nghĩa là cho phép kênh “mở hé” để đi ra trong khi kênh vẫn đóng. Khi đi ra mang theo điện tích dương (+) và các anion (-) bị giữ lại bên trong màng đã tạo nên lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu, nên cũng không thể đi ra một cách thoải mái (và cũng không thể đi xa khỏi màng). Hơn nữa, còn vì hoạt động của bơm thường xuyên chuyển ra và vào (theo tỉ lệ ra và vào) nên duy trì được tính ổn định tương đối của điện thế nghỉ |
3. Củng cố: Điện thế nghỉ là gì? Sự hình thành như thế nào?
4. Bài tập về nhà: Trả lời câu hỏi SGK
5. Dặn dò: Đọc bài 29