Giáo án Sinh học lớp 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật
Giáo án môn Sinh học lớp 11
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 20: Ứng động
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 28: Điện thế nghỉ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.
- Giải thích được sự chuyên hoá của hệ thần kinh
- Nắm và giải thích rõ phản xạ
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Giải thích được các hiện tượng trong đời sống
II. CHUẨN BỊ:
- Hình vẽ: Hệ thần kinh dạng ống ở người
- Hình vẽ: Sơ đồ cung phản xạ
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- SGK tìm tòi.
- Vấn đáp gợi mở.
- Trực quan tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung ghi bảng |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Nhóm sinh vật nào có Hệ TK dạng ống? + Đặc điểm của Hệ TK dạng ống ? + Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, hãy hệ thống bằng sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống. TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động của Hệ TK dạng ống TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Hoạt động của Hệ TK dạng ống được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào và nhờ yếu tố nào? + Quan sát hình 27.2 trả lời câu hỏi? + Hãy nêu 3 ví dụ cho mỗi loại phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận | 3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống a. Cấu trúc của Hệ TK dạng ống - Tất cả các động vật có xương sống đều có hệ thần kinh dạng ống nằm ở phía lưng, có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, được phân hoá thành não, tuỷ sống, các dây thần kinh và hạch thần kinh. Não và tuỷ sống thuộc bộ phận thần kinh trung ương được bảo vệ trong hộp sọ và ống xương sống. Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh có thể phân hệ thần kinh thành hệ thần kinh vận động (hệ thần kinh cơ xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng. b. Hoạt động của Hệ TK dạng ống Mọi hoạt động từ đơn giản đến phức tạp của động vật có hệ thần kinh đều được thực hiện bằng cơ chế phản xạ. Động vật có hệ thần kinh cấu tạo càng phức tạp thì số lượng các phản xạ càng nhiều và phản ứng càng chính xác, tiêu phí càng ít năng lượng, cách thức phản ứng càng đa dạng, phong phú, với số lượng nơron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều. Động vật có hệ thần kinh, sống trong điều kiện môi trường luôn thay đổi, vùng phân bố ngày càng rộng, cơ thể phải có khả năng thích ứng cao. Vì thế, bên cạnh số lượng hạn chế các phản xạ không điều kiện có tính bẩm sinh, di truyền, cần được bổ sung thêm các phản xạ mới: phản xạ có điều kiện còn gọi là phản xạ học được, có tính mềm dẻo, thích nghi được với điều kiện sống mới. Vì vậy, cơ thể mới có thể tồn tại và phát triển. |
3. Củng cố:
Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc những loại nào?
4. Bài tập về nhà:
Trả lời câu hỏi SGK