Gợi ý đáp án môn Tiếng Việt mô đun 4 Tiểu học
Gợi ý đáp án mô đun 4.0 môn Tiếng Việt sẽ giúp giáo viên nắm được các phương pháp học tập và cách thức làm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trong tập huấn mô đun 4 môn Tiếng Việt một cách tốt nhất.
Gợi ý đáp án mô đun 4.0 môn Tiếng Việt
Vai trò, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Hỏi | Từ kinh nghiệm giảng dạy của mình, Thầy/ Cô hãy chia sẻ về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt. Có thể sử dụng chung một kế hoạch dạy học cho nhiều nhiều khối lớp, nhiều năm, nhiều giáo viên được không? |
Trả lời | - Xây dựng KHDH môn Tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho việc thực hiện thành công mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học. KHDH môn Tiếng Việt giúp cho GV có phương hướng phấn đấu, có kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho cả năm học nhằm đạt mục tiêu GD môn Tiếng Việt trong điều kiện cụ thể của nhà trường. KHDH môn Tiếng Việt càng có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hoá CT phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nhà trường, nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà CT đặt ra. - Không thể sử dụng chung một kế hoạch dạy học cho nhiều nhiều khối lớp, nhiều năm, nhiều giáo viên được. Vì mỗi khối lớp, mỗi năm học có điều kiện thực hiện, tổ chức các môn học và hoạt động giáo dục cũng như giải pháp và cách tổ chức thực hiện là không giống nhau. |
Nguyên tắc xây dựng KHDH môn học
1. Chọn các đáp án đúng Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn trong xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt bao gồm những nội dung nào? |
Các chủ đề, nội dung được sử dụng để đạt chuẩn
Hỏi | 1. Trả lời câu hỏi Dựa vào những hiểu biết về cấu trúc của KHDH môn Tiếng Việt, Thầy/Cô hãy tự xây dựng KHDH môn Tiếng Việt theo cấu trúc đó. | ||||||||||||||||||||||||
Trả lời | I. Căn cứ xây dựng kế hoạch (CT môn Tiếng Việt, SGK Tiếng Việt được sử dụng tại nhà trường, các SGK Tiếng Việt khác có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt, kế hoạch thời gian thực hiện CT môn Tiếng Việt của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện môn học của các cấp có thấm quyền,...) II. Điều kiện thực hiện môn học (đội ngũ GV, đặc điểm đối tượng HS, nguồn học liệu, thiết bị DH, phòng học (nếu có), các nội dung về: GD địa phương, an toàn giao thông, chủ đề hoạt động GD tập thể, nội dung thực hiện GV liên môn,...) III. Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Dưới đây là một trong những cách trình bày KHDH môn Tiếng Việt:
IV. Tổ chức thực hiện 1. Giáo viên phụ trách 2. Tổ trưởng (khối trưởng) Tổ trưởng Hiệu trưởng |
Quy trình xây dựng Kế hoạch dạy học môn học
Hỏi | 1. Trả lời câu hỏi Hãy cùng nhìn lại quy trình xây dựng KHDH dưới đây, Thầy/ Cô đã thực hiện những bước nào sau đây? A. Phân tích các văn bản pháp quy, hướng dẫn B. Phân tích đặc điểm, điều kiện của nhà trường và đối tượng HS C. Xây dựng tổng thể KHDH môn Tiếng Việt D. Hoàn thiện và phê duyệt văn bản KHDH môn Tiếng Việt Thầy/Cô hãy liệt kê những đáp án bản thân đã thực hiện. |
Trả lời | (1): Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện: - Nghiên cứu CT môn Tiếng Việt; nghiên cứu SGK môn Tiếng Việt sử dụng tại trường, các SGK Tiếng Việt khác có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt để chọn các nội dung phù hợp, thực hiện tích hợp, bổ sung, xây dựng chủ đề dạy học đưa vào KHDH môn Tiếng Việt; nghiên cứu kế hoạch thời gian thực hiện CT các môn học, hoạt động GD của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện các môn học, hoạt động GD của các cấp có thẩm quyền và các quy định khác có liên quan của Hiệu trưởng nhà trường (nếu có). - Nghiên cứu điều kiện tổ chức dạy học môn Tiếng Việt, gồm: đội ngũ GV, nguồn học liệu, thết bị dạy học, phòng bộ môn (nếu có); nội dung GD địa phương,... chủ đề hoạt động GD tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liê môn và các điều kiện đảm bảo khác có liên quan để tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt trong năm học tại nhà trường. Việc xây dựng KHDH môn Tiếng Việt cần đảm bảo pphát huy va trò từng cá nhân, tính tương tác, hợp tác các thành viên trong tổ để đảm bảo tính liên thông giữ môn Tiếng Việt và các môn học, HĐGD khác. (2): Tổ trưởng chuyên môn giao nhiệm vụ cho GV trong tổ xây dựng dự thảo KHDH môn Tiếng Việt; tổng hợp xây dựng dự thảo KHDH môn Tiếng Việt theo khối lớp; tổ chức trao đổi, thảo luận giữa các thành viên tổ chuyên môn về dự thảo kế hoạch; hoàn thiện dự thảo kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt theo khối lớp. (3): GV chủ động nghiên cứu CT, SGK và các nội dung liên quan khác; tìm hiểu về đặc điểm đối tượng HS gồm: các đặc điểm về vùng miền; hoàn cảnh gia đình HS; chất lượng học tập lớp dưới (dựa vào hồ sơ bàn giao chất lượng GD)...; lập KHDH môn Tiếng Việt ở khối lớp mình được phân công, phù hợp điều kiện thực tiễn (4): Tổ chuyên môn xác định những bài học/ chủ đề có nội dung cần điều chỉnh, bổ sung (nếu có); tổ chức xây dựng KHDH môn Tiếng Việt; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức thực hiện các HDDH môn Tiếng Việt theo kế hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung KHDH. |
Quy trình xây dựng Kế hoạch bài dạy
Hỏi | 1. Trả lời câu hỏi Dựa vào kinh nghiệm thực tế, Thầy/Cô hãy thử đề xuất một quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt áp dụng tại đơn vị mình đang công tác. |
Trả lời | 1. Phân tích bài học Tiếng Việt sẽ được thiết kế kế hoạch 2. Tiến hành xây dựng KHBD Tiếng Việt - Xác định yêu cầu cần đạt à viết mục tiêu bài học - Xác định nội dung dạy học trọng tâm, sắp xếp nội dung hướng vào phát triển năng lực - 3.Thiết kế các hoạt động học tập nhằm chuyển tải nội dung bài học và hướng vào phát triển được các năng lực - Khởi động - Khám phá - Luyện tập - Vận dụng 4.Thiết kế những câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ cho từng hoạt động; thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập theo quá trình 5. Điều chỉnh KHBD sau khi dạy học |
Phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học môn Tiếng Việt
Hỏi | 1. Trả lời câu hỏi Dựa vào việc tự xây dựng KHDH và theo dõi ví dụ minh họa, Thầy/ cô rút ra kinh nghiệm gì về việc xây dựng KHDH môn Tiếng Việt cấp tiểu học? |
TL | Một số kinh nghiệm về xây dựng KHD: 1 .Viết mục tiêu: Căn cứ vào yêu cầu cần đạt, bài học hoặc chủ đề học tập xác định học sinh hình thành được những năng lực chuyên môn gì về đoc, viết, nói và nghe; kiến thức văn học; kiến thức tiếng Việt. Thông qua bài học, dựa vào ngữ liệu hình thành cho học sinh phẩm chất gì một cách tường minh. Thông qua các hoạt động dạy học được triển khai học sinh hình thành những năng lực chung nào. 2. Tùy tình hình thực tế học sinh, GV xây dựng các hoạt động học tập cho học sinh (khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng) Tùy theo bài, có thể vừa luyện tập vừa khám phá. Hoạt động phải hướng đến hoạt động của học sinh. Tổ chức cho học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức thông qua làm việc. Từ hoạt động học học sinh hình thành năng lực cho bản thân. 3. Đánh giá lại KHBD là hoạt động cần thiết. Nghiêm túc nhìn nhận lại những thất bại với vai trò của một “đạo diễn” thì lần tổ chức sau sẽ hiệu quả hơn. |
Gợi ý đáp án mô đun 4.0 giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận để đạt kết quả cao trong chương trình tập huấn Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là một nội dung rất cần thiết đối với học sinh nhằm biết cách lên kế hoạch, xây dựng nội dung bài dạy một cách đúng đắn và phù hợp với học sinh nhất, giúp thầy cô tự học, tự bồi dưỡng và trao đổi với đồng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn để nâng cao năng lực nghề nghiệp.