Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Sinh học Lớp 9

Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau

3
3 Câu trả lời
  • Thiên Bình
    Thiên Bình

    Ví dụ trong quần thể ong mật:

    + Có sự phán công để cùng hỗ trợ cho nhau:

    - Ong chúa: chuyên nhiệm vụ sinh sản.

    - Ong thợ có nhóm giữ nhiệm vụ hút mật, lấy phấn hoa, có nhóm làm vệ sinh tổ, nhóm bảo vệ...

    + Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh gây ra sự cạnh tranh gay gắt nhau về thức ăn, nơi ở dẫn đến sự xẻ đàn thì cạnh tranh mới được giảm nhẹ.

    Trả lời hay
    5 Trả lời 24/10/21
    • Su kem
      Su kem

      Quan hệ hỗ trợ: Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

      * Ví dụ quan hệ hỗ trợ nhau trong quần thể:

      - Loài kiến khi tìm được nguồn thức ăn sẽ báo hiệu cho cả đàn đến.

      - linh dương sống thành đàn để bảo vệ và hỗ trợ nhau khi gặp kẻ thù.

      - Trong quần thể ong mật có sự phân công công việc để cùng hỗ trợ cho nhau:

      • Ong chúa chuyên nhiệm vụ sinh sản

      • Ong thợ làm nhiệm vụ hút mật, lấy phấn hoa, bảo vệ, làm vệ sinh

      Quan hệ cạnh tranh: Xảy ra khi mật độ quần thể vượt quá “sức chịu đựng” của môi trường, các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái.

      * Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:

      - Rừng cây thông cạnh tranh ánh sáng để quang hợp, cạnh tranh chất dinh dưỡng lấy từ đất

      - Đàn trâu cùng sống trên đồng cỏ, canh tranh nhau thức ăn.

      Trả lời hay
      2 Trả lời 24/10/21
      • Đội Trưởng Mỹ
        Đội Trưởng Mỹ

        * Ví dụ quan hệ hỗ trợ nhau trong quần thể:

        - Đàn trâu rừng khi ngủ: con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thù tấn công, tập thể trong đàn trâu hỗ trợ tự vệ tốt.

        - Quan sát đàn sếu bay khi di cư tránh rét, chúng thường xếp thành hàng theo hình chữ V phía sau con bay đầu đàn, thỉnh thoảng con phía sau lại bay lên thay thế vị trí con bay đầu, mục đích giúp các con phía sau giảm sức cản của không khí khi bay, tránh mất sức, bay đúng phương hướng, tránh lạc đàn có thế chúng mới cùng nhau tới địa điểm di cư một cách an toàn.

        * Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:

        - Trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Sói đực thắng sẽ được quyền cai trị và giao phối với các sói cái để sinh sản duy trì nòi giống.

        - Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.

        Tham khảo thêm: Giải bài tập trang 142 SGK Sinh lớp 9: Quần thể sinh vật

        Trả lời hay
        1 Trả lời 24/10/21

        Sinh học

        Xem thêm