- Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu.
- Cơ chế biến đổi loài này thành loài khác do mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán để thích nghi với môi trường. Cơ quan hoạt động nhiều → liên tục phát triển. Cơ quan ít hoạt động → dần dần tiêu biến.
- Những tính trạng thích nghi được hình thành do sự thay tương tác của vi sinh vật với môi trường theo kiểu sử dụng hay không sử dụng các cơ quan, và được di truyền cho thế hệ sau.
- Lamac là một trong số những người đầu tiên thừa nhận các loài có biến đổi do môi trường chứ không phái là bất biến như nhiều người trước đó từng quan niệm.
- Các luận điểm chính của học thuyết Lamac:
+ Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một tổ tiên ban đầu.
+ Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.
+ Những đặc điểm thích nghi hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền cho các thế hệ sau.